Chúng ta đi trên tuyến Quộc lộ 15B từ di tích Ngã ba Đồng Lộc qua cầu Sông, Khu tưởng niệm và mộ anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng nằm ngay phía bên phải, đối diện cổng khu tưởng niệm là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ các hương linh trong gia đình Lý Tự Trọng, nơi đây ngày xưa cả gia đình anh Lý Tự Trọng sinh sống và làm việc.
Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Hữu Trọng, Người đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản đầu tiên, anh hùng liệt sỹ, một người con ưu tú của dòng họ Lê Hữu thôn Tân Long, xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thủa ấy năm 1909 hai cụ thân sinh là Lê Hữu Đạt và Nguyễn Thị Sờm đang trong độ tuổi 19, 20, đành phải rời quê hương sang đất nước Thái Lan để trốn tránh sự truy lùng bắt đi phu, đi lính của bọn thực dân phong kiến và sau đó ông bà đã sinh anh Lê Hữu Trọng con trai đầu lòng vào ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhonPhaNom thuộc Đông Bắc Thái Lan. Dù sống ở đất khách quê người nhưng cả gia đình anh luôn tâm niệm hướng về quê cha đất tổ và nhìn thấy sự đau xót của quê hương khi bị giày xéo giưới gót xâm lăng của đế quốc thực dân, điều đó đã thôi thúc anh quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1928 trong khi Bác Hồ đang hoạt động tại Thái Lan, gia đình Lý Tự Trọng là nơi che chở Bác trốn tránh sự lùng bắt của kẻ thù, Bác thấy anh Trọng nhỏ bé nhưng thông minh, lanh lợi và có ý thức cách mạng nên Bác đã cho anh theo học và rèn luyện để trở thành cán bộ cách mạng, từ đó anh đã ra đi cùng Bác Hồ tìm đường cứu nước. Tuổi thanh niên tràn đầy sức sống, với bản năng thông minh, lanh lợi anh đã được Bác Hồ giao nhiệm vụ làm liên lạc đưa thư từ, công văn mật từ Quảng Châu Trung Quốc về nước cho cho Xứ ủy Nam Kỳ. Năm 1930 anh được Bác Hồ cử về nước vận động thanh niên thành lập tổ chức Đoàn thanh niên cứu quốc và bảo bệ cho cán bộ hoạt động cách mạng. Trong một lần một chiến sỹ cách mạng tranh thủ tan trận bóng ở sân vận động Sài Gòn, một cán bộ cách mạng tổ chức cuộc diễn thuyết chớp nhoáng kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh cướp chính quyền, thì bị một toán lính Pháp ập đến bao vây, không ngần ngại với khí phách của người con quê hương cách mạng Thạch Hà anh đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám LơGơRăng giải vây cho cán bộ cách mạng trốn thoát; sau một thời gian truy đuổi anh đã bị bắt; Trong xà lim khắc nghiệt anh vẫn vận động mọi người đứng lên đấu tranh cách mạng, những lúc rảnh rổi anh vẫn lạc quan ngâm và đọc thơ kiều; dù bị tra tấn cực hình dã man nhưng không một lời khai báo. Bọn chúng dùng mọi thủ đoạn nhưng không thể khai thác được thông tin gì và đã quyết định giết anh dù chưa đủ tuổi thành niên.
Đúng 4h sáng ngày 21/11/1930 anh bị chúng đưa ra pháp trường, mọi người trong tù biết vậy nên cũng dậy sớm để đã đảo bọn thực dân ác độc. Trước tòa án đại hình của thực dân Pháp anh đã hô to: “…Tuy tôi chưa đủ tuổi thành niên thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng, con đường của thanh niên chỉ có con đường cách mạng, chứ không thể có đường nào khác…” và sau đó chúng đã bắn anh mặc dù chúng đã hứa hẹn cuộc trao đổi anh với một tên tù binh Pháp bị chúng ta bắt giữ, nhưng đó là 1 sự lừa đảo gian trá của kẻ thù. Anh đã mãi mãi đi vào lòng đất tại Công viên Lê Thị Riêng Thành phố Hồ Chí Minh gần 70 năm mà chúng ta không hề hay biết.
Năm 2011 với sự đề nghị của gia đình thân nhân, Tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước, quê hương và gia đình đã tìm và đón thi hài về với đất mẹ Việt Xuyên, khu tưởng niệm và phần mộ của anh nằm bên dòng sông quê thơ mộng. Hiện nay nhà thờ Lý Tự Trọng của gia đình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2004, Phần mộ của anh được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2019; toàn bộ khuôn viên di tích nằm trên diện tích gần 4,5 ha, bao gồm các công trình: Phần mộ được xây dựng hình chử nhật bằng đá hoa cương, phía trên là biểu tưởng của Đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và trích một phần câu nói của anh trước tòa án đại hình thực dân Pháp: “ Con đường của thanh niên chỉ có con đường cách mạng…”; phía bên phải là nhà tưởng niệm được xây dựng bằng bê tông cốt thép khang trang trên diện tích hơn 300m2, nơi đặt bàn thờ anh Lý Tự Trọng và một số hiện vật; phía bên phải ngôi mộ là nhà đón tiếp các đoàn khách đến dâng hương, cách đó khoảng chừng 100m là nhà truyền thống lưu giứ các kỷ vật và hiện vật của tuổi trẻ và nhân dân trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, hội trường lớn đón các đoàn đến tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của anh.
Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng đã trở thành một địa chỉ đỏ hàng năm đón hàng loạt người dân và tuổi trẻ khắp mọi miền đất nước về dâng hương và thượng ngoạn.
Hình ảnh Di tích LSVH Quốc gia Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng :
Gợi ý điểm đến tiếp theo: Di tích LSVH Quốc gia Đền Nen – Chứng tích chiến tranh Trường cấp III Lý Tự Trọng – Di tích LSVH Quốc gia Nhà thờ cụ Mai Kính – Làng Văn hóa Tương Nịu, xã Việt Tiến.
Qrcode địa chỉ: