Sáng 30/7/2024, UBND xã Thạch Khê tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Bia Quan Thượng; lễ kỷ niệm 160 ngày mất Đông các Đại học sĩ Trương Quốc Dụng. Về dự có đồng chí Bùi Xuân Thập TUV, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Bảo tàng Hà Tĩnh; đồng chí Trần Đình Nghị - UVBTV, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, VP Huyện ủy, Phòng VH TT huyện.
Toàn cảnh lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Bia Quan Thượng.
Bia Quan Thượng do Tiến sĩ Trương Quốc Dụng lập năm 1863 được đặt tại vị trí vùng Chợ Mới, bến Long Giang bên bờ sông Rào Cái, phía Tây Nam xã Thạch Khê huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh nhằm ghi lại sự kiện nhân dân xã Phong Phú (tên gọi cũ của xã Thạch Khê vào thời Nguyễn) kè đá hàn sông, đắp đê ngăn lũ, bảo vệ ruộng nương, bảo vệ quê hương, làng xã.Bia đá dựng trên bến Long Giang đã khẳng định quyết tâm giữ đất, giữ làng, khuyến khích Nhân dân đắp đê, bảo vệ quê hương làng xã.
Thực hiện nghi lễ chào cờ tại lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Bia Quan Thượng.
Đối với công trình Bia trị thủy, sau gần 200 năm xây dựng, nhà bia bị hư hỏng chỉ còn lại tấm bia đá hình khối 3 mặt khắc bài ký "Phong Phú xã hàn giang thạch tảo ký". Năm 2020, UBND xã Thạch Khê làm chủ đầu tư, nhân dân nhiệt tình ủng hộ, dòng họ Trương có nhiều công lao đóng góp và gia đình ông Trương Quốc Thành phát tâm xây dựng Bia. Đến năm 2022 Bia Quan Thượng cơ bản được hoàn thành. Năm 2023, Bia Quan Thượng đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Đông chí Bùi Xuân Thập TUV, Phó Trưởng ban Dân vận tỉnh ủy và lãnh đạo Bảo tàng Hà Tĩnh trao bằng công nhận DT LSVH Bia Quan Thượng cho cấp ủy chính quyền xã Thạch Khê
Dịp này, Nhân dân xã Thạch Khê cũng tổ chức lễ kỷ niệm 160 năm ngày mất Đông các Đại học sỹ Trương Quốc Dụng (1797-1864). Ông sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh, nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, 25 tuổi đỗ tú tài, 29 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu (1829, có nhiều công lớn trong chống giặc ngoại xâm.
Đông đảo đại biểu và cán bộ cùng nhân dân xã Thạch Khê rước bằng về Bia Quan Thượng.
Sau khi mất, ông được vua Tự Đức ban tên thụy là Văn Nghị, truy phong hàm Đông các Đại học sĩ và ban cấp lụa, tiền để đưa quan tài về an táng tại quê nhà, vua còn gửi Dụ văn và Chế văn về làng Phong Phú để phúng điếu.