Chiều ngày 6/10, UBND huyện Thạch Hà phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh vừa tổ chức hội thảo khoa học đánh giá kết quả bước đầu thực hiện phá bỏ ô thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, kết hợp nâng cao chất lượng đất trồng trong sản xuất lúa. Trên cơ sở tổng kết từ thực tiễn, từ đó đề ra phương châm, chính sách chỉ đạo sản xuất hàng hóa nông nghiệp trong thời gian tới.

Về tham dự Hội thảo có đại biểu tỉnh: đồng chí Nguyễn Văn Việt - TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT; các đồng chí trong BCH Đảng bộ tỉnh. Về phía huyện có đồng chí Trần Việt Hà - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí UV BTV Huyện ủy, TT HĐND, lãnh đạo UBND, UBMTTQ; trưởng các phòng ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; chủ tịch UBND xã, công chức địa chính NN - NTM...

Các đồng chí Nguyễn Văn Việt - TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT; Trần Việt Hà - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đồng chủ trì Hội thảo.

Thạch Hà đạt chuẩn NTM năm 2020, kết quả đó tạo đà để Đảng bộ và Nhân dân Thạch Hà tiếp tục xây dựng, phấn đấu trở thành huyện NTM nâng cao, tiến tới NTM kiểu mẫu. Theo đó, Thạch Hà tập trung xây dựng NTM, bên cạnh việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, Thạch Hà cũng là đơn vị đi đầu trong việc xây dựng bài bản đề án triển khai cánh đồng lớn. Nhìn chung, việc "dồn điền, đổi thửa" là xoá bỏ tình trạng độc canh, chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, vừa duy trì, phát triển mạnh một số vùng truyền thống về sản xuất rau màu, lúa gạo; vừa khơi dậy tiềm năng phát triển cây ăn quả vùng trung du, đồi núi; mở hướng đi hiệu quả về rau, hoa, cây cảnh.

Dồn điền, đổi thửa giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác, áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp. Quá trình thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn không làm ảnh hướng đến công tác quản lý đất đai, chủ sử dụng đất có liên quan, không làm thay đổi hiện trạng diện tích sử dụng đất trồng lúa.

Ý kiến tham luận của đồng chí Trần Hậu Nhân, đại diện cho Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tổng hợp xã Lưu Vĩnh Sơn về việc "dồn điền, đổi thửa": HTX đã tiến hành mở rộng thêm ngành sản xuất lúa theo mô hình tích tụ ruộng đất, phá bỏ bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn với diện tích 27,9 ha và tham gia vào chương trình Ocop sản phẩm dưa lưới. Sau khi triển khai đề án "dồn điền, đổi thửa", năng suất bình quân 7 tấn/1ha, tăng 5 triệu đồng/1 ha, chi phí làm đất giảm 1,2 triệu đồng/1ha...

Ở tỉnh, đã có 3 huyện triển khai đề án "dồn điền, đổi thửa" là Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; với tổng diện tích luỹ kế thực hiện đến tháng 8/2020 là 1.264,7 ha.

Thạch Hà đã phá bờ thửa nhỏ là 2.327 thửa, sau khi phá trở thành 340 thửa lớn, diện tích 1 thửa sau khi phá là 0,89 ha, diện tích tối thiểu 10 ha/vùng. Thạch Hà đã chủ động trích ngân sách địa phương hỗ trợ mô hình 3 triệu đồng/1ha.

Ý kiến tham luận của đồng chí Nguyễn Văn Hướng - Chủ tịch UBND xã Việt Tiến về "dồn điền, đổi thửa": Việc thực hiện đề án dồn điền, đổi thửa vào sản xuất đã làm tăng năng suất, chất lượng hàng hóa nông nghiệp. Thuận lợi trong việc cơ giới hóa, giảm thiểu sâu bệnh, công chăm sóc, làm tiền đề để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu lớn...

Sau khi triển khai đề án được 3 năm, người dân đã thấy rõ hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác, tăng thêm bình quân khoảng 200 - 240 m2/1ha, tăng thu nhập 1,5 - 2 triệu đồng/1ha. Hình thành cánh đồng lớn theo hướng "một giống, một thời vụ, một quy trình canh tác" tạo sản phẩm đồng nhất, số lượng đủ lớn tạo tiền đề cho doanh nghiệp liên kết các khâu trong quá trình sản xuất. Tạo thuận lợi trong việc thực hiện cơ giới hoá trong khâu làm đất, làm cỏ bờ, thu hoạch nhanh gọn, điều tiết tưới tiêu, phát hiện dịch hại...

Kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Việt - TUV, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh: việc thực hiện chủ trương, chính sách đề án "dồn điền, đổi thửa" đã được huyện, xã chủ động thực hiện, sáng tạo, sát đúng với tình hình thực tiễn để cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

Từ đó, vẫn thống nhất chủ trương chính sách này và tiếp tục triển khai thực hiện nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, tổ chức sản xuất. Trong quá trình thực hiện, tiếp tục tìm ra những khó khăn, tồn tại, hạn chế nhằm tìm ra giải pháp xây dựng hiệu quả đề án.

Những mô hình áp dụng đề án này đã đạt kết quả tốt, cần được bổ sung, nhân rộng, vận dụng linh hoạt nhưng cũng phải nhất quán phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, 

Nêu cao vai trò của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, bằng các giải pháp nâng cao trên đơn vị diện tích để ruộng không bị bỏ hoang. Đề án "dồn điền, đổi thửa" là tiền đề để xây dựng các đề án khác. Theo đó, cấp huyện, xã cần có chính sách hỗ trợ việc triển khai đề án cho phù hợp nhằm duy trì và phát triển mô hình này. Cần được nhân rộng sản xuất theo đề án "dồn điền, đổi thửa" trên diện rộng toàn tỉnh. Xem cánh đồng mẫu là chỉ tiêu trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu...

 

Trung tâm Văn hóa Truyền thông


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.568.246
    Online: 42
    ipv6 ready