Những đơn hàng đầu năm mới thuận lợi xuất xưởng mang theo những ước mong tốt đẹp về một năm buôn may, bán đắt của bà con tại làng nón ở Việt Tiến.

Bà Bùi Thị Lê (SN 1962, thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến) đang miệt mài làm nón để giao cho khách.

Tại làng nghề nón lá Ba Giang ở thôn Thống Nhất (xã Việt Tiến), những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, người dân cũng đã khẩn trương bắt tay vào làm nón, khởi động vụ sản xuất mới trong niềm hy vọng về một năm đắt hàng.

Gắn bó với nghề làm nón từ khi 10 tuổi, đến nay, bà Bùi Thị Lê (SN 1962, thôn Thống Nhất, xã Việt Tiến) đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề. Bà Lê chia sẻ: “Với tôi, đây không chỉ là công việc đem lại thu nhập cho gia đình mà còn là nghề mà cha ông để lại, là nét đẹp truyền thống của quê hương. Thế nên, ngay sau tết, tôi đã bắt tay vào công việc may nón phục vụ khách hàng. Trung bình mỗi ngày, nếu làm việc đều tay, tôi và 3 thành viên khác trong gia đình có thể hoàn thiện được 6 sản phẩm, giá bán từ 50 - 70 nghìn đồng/cái. Dù vậy, có lúc cũng không đủ hàng giao khách”.

Mỗi chiếc nón lá Ba Giang hiện được bán với giá từ 50 - 70 nghìn đồng/cái, tuỳ từng loại.

Cũng theo bà Lê, thương hiệu nón lá Ba Giang hiện nay không chỉ bó hẹp ở quê nhà mà còn được đón nhận ở nhiều vùng miền khác, nhờ đó, gia đình bà cũng có thu nhập ổn định từ công việc này. Thời điểm sau tết, không chỉ gia đình bà mà nhiều hộ khác đã bắt tay vào vụ sản xuất mới.

Hiện nay, toàn thôn Thống Nhất có 54 hộ với hơn 130 lao động tham gia sản xuất. Đặc biệt, sau khi được công nhận làng nghề truyền thống vào cuối năm 2021, nghề làm nón đã được đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bình quân hằng năm, người dân ở làng nghề có thể sản xuất khoảng 70.000 sản phẩm, mang lại doanh thu gần 3 tỷ đồng cho bà con địa phương.

Báo Hà Tĩnh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Công khai minh bạch thông tin
Thông báo
Gửi nhận văn bản
Bản đồ huyện Thạch Hà
Tình hình giải quyết hồ sơ
 Liên kết website
Thống kê: 2.551.593
Online: 28
ipv6 ready