Sáng ngày 17/2/2024, Đảng ủy xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà tổ chức Hội thảo về "Những người con tiêu biểu của dòng họ Bùi Văn và vai trò nhà thờ họ Bùi Văn, thôn Bùi Xá trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước". Đây là một hình thức tuyên truyền mới, mang tính sáng tạo trong hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng của tổ chức Đảng ở cơ sở.

Tham dự có lãnh đạo Báo Hà Tĩnh, Phòng Lý luận Chính trị và Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phòng Quản lý văn hóa - Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch; các đồng chí Nguyễn Văn Thắng - PBT Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Lê Văn Sơn - UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; Đặng Quốc Thiện - UVBTV Huyện ủy, Trưởng Công an huyện; đại diện ban, ngành liên quan.

Văn nghệ chào mừng của con cháu dòng họ Bùi Văn, xã Việt Tiến.

Họ Bùi Văn có nhiều gia đình giàu có. Cụ Bùi Thúc Ngôi giàu nổi tiếng ở Phù Việt thời kỳ 1930 đến 1975. Con cháu nhiều người trở thành đảng viên Cộng sản lớp đầu của Đảng bộ Hà Tĩnh. Đã tích cực móc nối với các nhà giàu trong huyện, tỉnh vận động ủng hộ tiền, của và trực tiếp phụ trách tài chính của Xứ ủy Trung Kỳ như đồng chí Bùi Hán; phụ trách tài chính của Tỉnh ủy Hà Tĩnh như Bùi Tập. Cố Cơ, mẹ kế của Bùi Hán, mẹ đẻ của Bùi Tập là người nuôi cán bộ năm 1930 - 1931 và đỡ đầu phong trào dân quân sau Cách mạng tháng 8/1945. Năm 1936, cụ Bùi Vượng đã cho đất và là gia đình tài trợ chính cùng với một số nhà giàu khác trong xã xây dựng ngôi trường Bùi Nhiếp bằng gỗ 6 gian, bó nền gạch đá ong, là tiền thân của trường Phù Việt.

Trong 7 người quê Hà Tĩnh bị qui trọng án đưa đi đày tại nhà đày Buôn Ma Thuột thì Phù Việt có 4 người. Trong đó, họ Bùi Văn có 3 người: Bùi Hán, Bùi Tập và Bùi Giác. Không chỉ có con trai, con dâu họ Bùi Văn như bà Trần Thị Thiều cũng 2 lần bị bắt vào nhà đá. Khi ra tù, năm 1936, Trần Thị Thiều là một trong 6 đồng chí đảng viên khôi phục lại Chi bộ Phù Việt và trực tiếp nuôi đồng chí Chu Huệ, quê Diễn Châu vừa mới ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng.

Một dòng họ cho cách mạng sử dụng nhà thờ làm đầu mối liên lạc và làm việc bí mật của lãnh đạo Tỉnh ủy với các đồng chí Tỉnh ủy và các Huyện ủy trong hoàn cảnh bị địch săn lùng ráo riết. Trong điều điện các tổ chức Đảng và đảng viên bị giặc tàn sát dã man, dòng họ tổ chức truy điệu đảng viên hy sinh; cho xã nhà làm địa điểm mở trường, mở lớp để lồng ghép giáo dục lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc trong thanh, thiếu nhi.

Ngày nay, con cháu họ Bùi Văn luôn giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của mình. Nhà thờ họ thật sự là một địa chỉ đỏ, cần được quan tâm quảng bá, giới thiệu cho các thế hệ con cháu, cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Chủ trì Hội thảo.

Đồng chí Nguyễn Văn Hướng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Việt Tiến báo cáo đề dẫn Hội thảo.

Đồng chí Bùi Văn Lĩnh - Tộc trưởng họ Đại tôn Bùi Văn báo cáo “Những người con tiêu biểu của dòng họ Bùi Văn, xã Việt Tiến trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng giai đoạn trước năm 1930 lại nay”.

Đồng chí Nguyễn Bá Bốn - đảng viên Chi bộ thôn Trung Tiến báo cáo về “Nhà thờ họ Bùi Văn là địa điểm bí mật giao nhiệm vụ của lãnh đạo Tỉnh ủy cho các đồng chí Tỉnh ủy năm 1930 - 1931, các Huyện ủy và địa điểm tổ chức khai giảng khóa học đầu tiên và là Văn phòng trường Tiểu học Bùi Nhiếp từ 1935".

Nhà báo, cử nhân Sử học Bùi Thanh Liêm - Nguyên Phân Xã Trưởng TTXVN, Giám đốc Trung tâm thông tin TTXVN tại TP Hồ Chí Minh, Trưởng đại diện báo tiếng Pháp “Tin Việt Nam” (Lecourrie Du Vietnam) báo cáo về chủ đề “Ông Bùi Đoàn - Bí thư Khu ủy VI, Khu ủy X, Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Bình Phước và là Bí thư Đảng bộ Tây Bắc Campuchia, 45 năm hoạt động cách mạng và chiến đấu không ngưng nghỉ - một chiến sỹ Quốc tế thủy chung, trong sáng”. Báo cáo “Mối quan hệ và những kỷ niệm giữa ông Bùi Văn Châu và đồng chí Lê Duẫn - Tổng Bí thư của Đảng những ngày đầu cách mạng”.

Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Việt Tiến nhấn mạnh: "Hội thảo ý nghĩa, tăng cường giáo dục truyền thống anh dũng, hy sinh, đóng góp sức người, sức của của cha ông với đất nước trong con cháu dòng họ. Qua đó nhằm lan tỏa, nâng cao tính chiến đấu của cán bộ, đảng viên; không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển, sớm đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; góp phần giúp cán bộ, đảng viên tự hào hơn nữa với vùng quê Việt Tiến anh hùng. Hội thảo cũng đã làm rõ các tư liệu xác định nhà thờ họ Bùi Văn là địa chỉ đỏ cần được chính quyền các cấp quan tâm chăm sóc".

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí PBT Thường trực Huyện ủy Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Hội thảo hết sức ý nghĩa, đúng đắn, quan trọng, có tính giáo dục cao và lan tỏa đến mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ”. Ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến tham luận rất công phu, sâu sắc, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình cảm đối với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của con cháu dòng họ Bùi Văn. Đồng chí đề nghị phòng, ngành chuyên môn và xã tuyên truyền, giáo dục, lan tỏa nội dung này; hướng dẫn xây dựng hồ sơ đầy đủ và các điều kiện cần thiết để đề xuất công nhận nhà thờ họ Bùi Văn là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh như kỳ vọng của con cháu dòng họ và địa phương sở tại./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.553.712
    Online: 47
    ipv6 ready