Ngày 20/10/2022, UBND huyện Thạch Hà đã ban hành Kế hoạch sản xuất Nông nghiệp năm 20223. Sản xuất nông nghiệp năm 2022 gặp nhiều khó khăn, thách thức: Thời tiết diễn biến bất thường, sản xuất vụ xuân giai đoạn lúa trổ bông ẩm độ không khí cao, thời tiết âm u tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa phát sinh gây hại trên diện rộng, nhưng không thuận lợi cho quá trình phơi mao, làm giảm năng suất lúa; Các đợt mưa lớn trong tháng 10 làm chậm tiến độ sản xuất cây vụ Đông. Bên cạnh đó cũng có một số thuận lợi như: Tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, tỉnh; các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp tiếp tục được thực hiện. Đây là động lực để toàn huyện tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất Nông nghiệp năm 2023
Sản xuất nông nghiệp năm 2022 gặp nhiều khó khăn, thách thức: Thời tiết diễn biến bất thường, sản xuất vụ xuân giai đoạn lúa trổ bông ẩm độ không khí cao, thời tiết âm u tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa phát sinh gây hại trên diện rộng, nhưng không thuận lợi cho quá trình phơi mao, làm giảm năng suất lúa; Các đợt mưa lớn trong tháng 10 làm chậm tiến độ sản xuất cây vụ Đông. Bên cạnh đó cũng có một số thuận lợi như: Tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, tỉnh; các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp tiếp tục được thực hiện.
Khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi cùng với sự quyết tâm cao, vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự cố gắng nỗ lực của bà con nhân dân nên sản xuất nông nghiệp năm 2022 đạt một số kết quả đáng ghi nhận.
Năm 2023, cố gắng đạt được một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện Thạch Hà theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 – 2025[1].
2. Tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện tập trung, tích tụ chuyển đổi ruộng đất theo Nghị quyết 06/NQ-TU của Tỉnh ủy, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Huyện ủy. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống lúa mới, phương thức canh tác mới.....), liên kết doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
3. Tập trung chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao theo hình thức nuôi nhốt, bán chăn thả.
4. Tiếp tục ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; mở rộng diện tích nhà lưới, nhà màng; nhân rộng các đối tượng vật nuôi, thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục du nhập, phát triển các đối tượng cây, con mới vào sản xuất
5. Tập trung thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, trước mắt chuyển đổi số trên rau củ quả và cam bưởi, từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp thông minh, hiện đại. Cấp, quản lý mã vùng trồng trong lĩnh vực trồng trọt.
[1] Đề án số 12464/ĐA-UBND ngày 24/8/2021.