Toàn văn nội dung xin ý kiến:





 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN THẠCH HÀ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY ĐỊNH

Một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2022.

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số         /2020/NQ-HĐND, ngày     tháng    năm 2020 của HĐND huyện Thạch Hà)

 

 
 

 

 

 

Dự thảo

PHẦN I

 QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (gọi chung là người sản xuất); xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn toàn huyện.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

 Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn từ năm 2021 đến 31/12/2022, trên địa bàn toàn huyện.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ

a) Chỉ hỗ trợ 01 lần cho tất cả các đối tượng đảm bảo các yêu cầu theo chính sách quy định tại văn bản này khi hoàn thành đưa vào sử dụng.

b) Ngoài các chính sách này, các tổ chức, cá nhân còn được hưởng các chính sách khác của Trung ương, tỉnh (nếu có) nhưng không trùng nội dung. Trường hợp nếu có văn bản khác của cấp có thẩm quyền có cùng nội dung hỗ trợ thì chỉ được hưởng mức cao nhất của một trong các chính sách hiện hành.

c) Các trường hợp sử dụng nguồn vốn sai mục đích sẽ bị thu hồi vốn.

Điều 4. Nguồn vốn thực hiện

a) Ngân sách huyện;

b) Nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;

c) Lồng ghép các nguồn vốn khác.

PHẦN II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Lĩnh vực trồng trọt

1.  Các xã, thị trấn thực hiện phá bỏ bờ thửa nhỏ trong sản xuất lúa, hình thành ruộng sản xuất quy mô từ 0,5ha/thửa trở lên, mỗi vùng tối thiểu 10ha được hỗ trợ 3,0 triệu đồng/ha để phá bờ thửa, cắm mốc ranh giới và làm phẳng mặt ruộng sản xuất; hỗ trợ công tác chỉ đạo thực hiện cho cán bộ thôn hoặc Hợp tác xã, Tổ hợp tác theo mức diện tích thực hiện (hỗ trợ thông qua xã): từ 10ha đến 20ha được hỗ trợ 10 triệu đồng; sau đó cứ tăng thêm 01ha được hỗ trợ 200.000 đồng/ha, nhưng tối đa không quá 15 triệu đồng/vùng.

2. Tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống nhà lưới đảm bảo theo thiết kế mẫu của Ủy ban nhân dân huyện ban hành để làm vườn ươm giống cây hoặc sản xuất các loại hoa, rau, củ, quả thực phẩm có giá trị kinh tế cao, quy mô tối thiểu 200m2 trở lên được hỗ trợ 100.000 đồng/m2 chi phí xây dựng hệ thống nhà lưới, các thiết bị phục vụ sản xuất nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất cây dược liệu (thuộc danh mục cây dược liệu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế ban hành) quy mô tối thiểu 0,5ha tập trung được hỗ trợ 100% kinh phí mua giống, tối đa 20 triệu đồng/ha.

4. Hỗ trợ sản xuất thử giống mới: Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống lúa mới (đã được công nhận giống sản xuất thử hoặc giống chính thức) và 50% kinh phí mua phân bón để sản xuất thử nhằm đánh giá thực tiễn, bổ sung bộ giống lúa chủ lực của huyện; mỗi vụ sản xuất không quá 30 triệu đồng.

5. Hỗ trợ hộ gia đình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn trồng mới cây ăn quả (Cam, Bưởi, Ổi, Na, Thanh Long, Mít Thái…) có quy mô tập trung từ 50 cây các loại trở lên được hỗ trợ kinh phí mua cây giống với mức 15.000 đồng/cây (Thanh Long 15.000 đồng/trụ) nhưng tối đa không quá 3,0 triệu đồng/vườn. Trường hợp có từ 05 vườn liền kề trở lên trên một cụm dân cư thực hiện đảm bảo các tiêu chí nêu trên được hỗ trợ thêm 2,0 triệu đồng/vườn.

6. Hỗ trợ hệ thống tưới:

- Hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt thiết bị tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tại các vùng, khu sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô tối thiểu 2 ha (gồm các loại: rau củ quả, cây ăn quả, chè), tối đa 40 triệu đồng/ha và tối đa 200 triệu đồng/xã/năm.

- Hỗ trợ kinh phí lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các vườn hộ có diện tích từ 500 m2 trở lên, diện tích lắp đặt hệ thống tưới của hộ từ 300 – dưới 1.000 m2, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ; diện tích tưới từ 1.000 –  dưới 3.000 m2, mức hỗ trợ: 3 triệu đồng/hộ; Từ 3.000 m2 trở lên, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ.

7. Hỗ trợ phát triển sản xuất hoa cây cảnh: Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống hoa (hoa cúc, đồng tiền, đào phai, mai vàng… ) quy mô sản xuất tập trung từ 200m2 trong nhà lưới, 1.000m2 ngoài trời, mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/100m2 và tối đa 20 triệu đồng/tổ chức, cá nhân. Riêng đối với đào phai chỉ hỗ trợ diện tích trồng mới lần đầu.

8. Tổ chức, cá nhân sản xuất dưa lưới trong nhà màng quy mô từ 0,2ha (phạm vi quy mô tính trong thôn); sản xuất rau củ quả tập trung có quy mô 02ha trở lên được hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện chứng nhận đạt tiêu chuẩn Vietgap, tối đa 100 triệu đồng/tổ chức, cá nhân và tối đa 200 triệu đồng/xã, thị trấn/năm.

Điều 6. Lĩnh vực chăn nuôi

1. Tổ chức cá nhân chăn nuôi bò thịt chất lượng cao (bò lai Zebu và các giống như BBB, Brahman, Charolaise) theo hình thức nuôi nhốt (chỉ hỗ trợ cơ sở nuôi mới), đảm bảo vệ sinh môi trường có quy mô thường xuyên tối thiểu 15 con, có diện tích trồng cỏ tối thiểu 500m2 được hỗ trợ kinh phí mua giống bò với mức 2,0 triệu đồng/con, tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi gà thịt thả vườn, vườn đồi, trên cát theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường quy mô thường xuyên từ 1.000 con trở lên được hỗ trợ 5 triệu đồng/cơ sở.

3. Hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi lợn trong khu dân cư với quy mô tối đa không quá 20 con/lứa xây dựng bể Bioga thể tích tối thiểu 9m3 được hỗ trợ với mức 3,0 triệu đồng/bể.

4. Hộ gia đình, cá nhân có trâu, bò bị sẩy thai do tiêm phòng (tiêm phòng định kỳ hàng năm do UBND huyện tổ chức) được hỗ trợ với mức 2 triệu đồng/con sẩy thai.

5. Hỗ trợ cho cán bộ hợp đồng trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung mức 1,5 triệu đồng/người/tháng, tối đa 02 người/cơ sở.

Điều 7. Lĩnh vực thủy sản

1. Hỗ trợ kinh phí thu mẫu quan trắc, cảnh báo, phòng chống dịch bệnh cho các vùng nuôi trồng thủy sản, mỗi năm 60 triệu đồng.

          2. Hỗ trợ 100% kinh phí duy trì máy giám sát hành trình, hỗ trợ 50% kinh phí đăng ký, đăng kiểm cho các tàu cá.

Điều 8. Khôi phục và phát triển làng nghề

1. Các làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận được thưởng 30 triệu đồng.

2. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống 50% kinh phí  đầu tư thiết bị máy móc mở rộng quy mô sản xuất tối đa 100 triệu đồng/cơ sở.

Điều 9. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm

Hỗ trợ thiết kế, in ấn bao bì, nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc lần đầu cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sản xuất trong huyện với mức tối đa 20 triệu đồng/sản phẩm.

Điều 10. Du nhập, phát triển các đối tượng mới

Tổ chức, cá nhân xây dựng mô hình sản xuất các đối tượng mới (trừ giống lúa mới) để đánh giá, nhân rộng sản xuất có quy mô tối thiểu 1.000m2 đối với cây trồng, 1.000m2 đối với nuôi trồng thủy sản trong ao đất hoặc trên cát, 100m2 đối với nuôi trồng thủy sản trong bể xi măng, 100m2 chuồng trại đối với chăn nuôi được hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, vật tư nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

Điều 11: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm nâng hạng sao: Nâng 01 mức sao được thưởng 10 triệu đồng/sao nâng hạng.

Điều 12. Lĩnh vực môi trường

1. Hỗ trợ công tác xử lý, phân loại rác thải tại nguồn: Các thôn, xóm có ít nhất 70% số hộ thực hiện phân loại và xử lý rác thải tại nguồn được hỗ trợ 10 triệu đồng/thôn, xóm.

2. Hỗ trợ các hộ xây dựng hệ thống bể xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu
tối thiểu theo quy định, mức hỗ trợ 300.000 đồng/bể/hộ; Hỗ trợ các hộ xây dựng
bể xử lý nước thải, rác thải chăn nuôi (bể lắng) đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo
quy định, mức hỗ trợ 500.000 đồng/bể/hộ; mức tối đa của 02 loại không quá 100 triệu đồng/xã;

3. Hỗ trợ mua chế phẩm sinh học xử lý rác thải sinh hoạt cho các xã, thị trấn, mức tối đa không quá 15 triệu đồng/xã/năm;

4. Hỗ trợ đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Việt Tiến, mức hỗ trợ 2.000 triệu đồng và không quá 30% chi phí đầu tư.

Điều 13: Xây dựng nông thôn mới

          1. Đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu      

Các xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn: Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021, 2022 được hỗ trợ 1.000 triệu đồng/xã.

2. Đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021-2022.

a. Hỗ trợ 100% kinh phí xi măng để mở rộng thêm đường giao thông nông thôn bê tông xi măng theo quy mô thực tế mặt đường.

b. Hỗ trợ xây dựng rãnh thoát nước đường ngõ xóm bằng BTXM hoặc xây gạch (đảm bảo BxH: 30 x 40 cm) với mức 30 triệu đồng/km nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/xã.

c. Hỗ trợ 30% kinh phí thuê máy đào, máy xúc, máy cưa để chỉnh trang khu dân cư kiểu mẫu nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/xã.

d. Hỗ trợ làm mới, thay thế các biển báo giao thông, biển chỉ dẫn tại các điểm giao nhau của các đường giao thông từ đường trục thôn trở lên với mức 500 ngàn đồng/biển nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/xã.

e. Hỗ trợ xây dựng mới hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật tại các tuyến đường trục xã, trục thôn trong khu dân cư với mức 30 triệu đồng/km nhưng tối đa không quá 60 triệu đồng /xã.

3. Đối với tất cả các xã, thị trấn

a.  Hỗ trợ xây dựng mới nhà văn hóa thôn: Xây dựng mới nhà văn hóa thôn được hỗ trợ 100 triệu đồng/nhà văn hóa/thôn.

b.  Hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh tự hoại tại nhà văn hóa thôn: Các thôn xây dựng công trình vệ sinh nhà văn hóa thôn, đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy định được hỗ trợ 20 triệu đồng/công trình/thôn.

c. Hỗ trợ xây dựng tua tuyến trải nghiệm nông thôn mới kết nối đường trục chính xã đến khu dân cư NTM kiểu mẫu: 01 tua tuyến/xã; mức hỗ trợ: 100 triệu đồng/tua tuyến/xã.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, các phòng, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

1. Ủy ban nhân dân huyện

a) Ban hành văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện Quy định này;

b) Xây dựng dự toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định;

c) Kiểm tra việc thực hiện chính sách; phát hiện và đề xuất những chính sách cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét, quyết định;

2. Các phòng, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

a) Tuyên truyền, phố biến kịp thời cho người sản xuất biết các nội dung của chính sách để có hướng đầu tư, phát triển sản xuất.

b) Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định này, đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng phạm vi, đối tượng và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội theo đúng mục tiêu kế hoạch đề ra;

c) Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân theo quy định hiện hành. Đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét, quyết định.

Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí

Tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh; xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định. Quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và thanh toán, quyết toán theo đúng quy định hiện hành./.

                                                             CHỦ TỊCH

 

 

                                                                 Nguyễn Văn Thắng

Thời hạn tiếp nhận ý kiến góp ý trước 15h ngày 03/12/2020

Địa chỉ, thư điện tử đơn vị tiếp nhận ý kiến: Phòng NNPTNT, UBND huyện Thạch Hà, đường Lý Tự Trọng, Thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh

email: nongnghiep.th@hatinh.gov.vn

        

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.548.289
    Online: 90
    ipv6 ready