UBND huyện ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030”
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần thực hiện hiệu quả cao công tác này trên địa bàn huyện.
2. Mục tiêu cụ thể
- Các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở; tài liệu phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở tiếp tục được biên soạn, in ấn, đăng tải trên mạng internet đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
- Phấn đấu 100% đội ngũ tập huấn viên cấp huyện được tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu để hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở.
- Phấn đấu 100% tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
- Ít nhất 10% tổ hòa giải ở cơ sở được luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, người đã từng là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên hỗ trợ về chuyên môn pháp luật.
- Từ 80% - 90% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở theo chương trình khung và bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành. Đối với các đơn vị được chọn làm điểm chỉ đạo của Trung ương, tỷ lệ này là 100%. Đối với hòa giải viên ở cơ sở mới được bầu, bổ sung, kiện toàn, tỷ lệ này là 100% trong thời gian 06 tháng kể từ khi được công nhận.
- Phấn đấu 100% hòa giải viên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp để tự nâng cao năng lực, kỹ năng hòa giải.
- Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệhòa giải thành ở các đơn vị được chọn làm điểm là trên 90%, các đơn vị còn lại từ 85% trở lên.
NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
1. Thực hiện chỉ đạo điểm
Lựa chọn 01 đơn vị cấp xã để thực hiện chỉ đạo điểm trên địa bàn huyện.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: năm 2024 - 2026.
2. Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ tập huấn viên cấp huyện
a) Rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên cấp huyện bảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả như mục tiêu đã đề ra; bổ sung nguồn tập huấn viên là đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, luật gia, luật sư, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
b) Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và phương pháp bồi dưỡng, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện bằng hình thức phù hợp.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
c) Biên soạn, phát hành, cung cấp các tài liệu dành cho đội ngũ tập huấn viên (tài liệu về phương pháp hướng dẫn kỹ năng bồi dưỡng cho hòa giải viên ở cơ sở, bài giảng mẫu, tài liệu hỗ trợ khác).
- Cơ quan chủ trì: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
3. Xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở
a) Tổ chức rà soát, đánh giá, kiện toàn tổ hòa giải, bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở từ nguồn tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; huy động cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tựở cơ sở làm hòa giải viên ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Phòng Tư pháp tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn; UBND cấp xã triển khai thực hiện;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và cấp xã;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
b) Tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng cho hòa giải viên ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
c) Biên soạn, phát hành các tài liệu về kiến thức pháp luật, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ lãnh đạo UBND cấp xã, công chức Tư pháp - Hộ tịch
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
5. Thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tựở cơ sở, người đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên tham gia, hỗ trợ cho công tác hòa giải; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở
- Cơ quan chủ trì: Phòng Tư pháp tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn; UBND cấp xã triển khai thực hiện;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
6. Tổ chức hội nghị, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ vướng mắc, vấn đề mới phát sinh trong công tác hòa giải ở cơ sở
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
7. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hòa giải ở cơ sở
Đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, kết quả công tác hòa giải ở cơ sở; gương hòa giải viên giỏi; các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác này; tuyên truyền về các quy định pháp luật, kỹ năng, phương pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Phòng Tư pháp tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn; UBND cấp xã triển khai thực hiện;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
8. Bố trí kinh phí thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật
- Cơ quan chủ trì:
+ Cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch;
+ UBND cấp xã;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
9. Tổ chức học tập kinh nghiệm công tác hòa giải ở cơ sở, các mô hình hòa giải hiệu quả trong giải quyết tranh chấp ở cộng đồng tại các xã, thị trấn ngoài địa bàn huyện.
- Cơ quan chủ trì: Phòng Tư pháp tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn; UBND cấp xã triển khai thực hiện;
- Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thời gian thực hiện: năm 2024 - 2030.
10. Kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án, tổ chức biểu dương, khen thưởng hòa giải viên, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện Đề án
a) Kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện:
+ Kiểm tra, khảo sát: hàng năm;
+ Sơ kết: năm 2026;
+ Tổng kết: năm 2030.
b) Thực hiện biểu dương, khen thưởng kịp thời hòa giải viên và các tổ chức, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp, thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Phòng Nội vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Thời gian thực hiện: hàng năm.