Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 sửa đổi Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về các biện pháp lâm sinh.

Theo đó, sửa đổi một số quy định về trồng lại rừng như sau:

- Sửa đổi khái niệm trồng lại rừng:

Cụ thể, trồng lại rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng trên diện tích đất rừng sau khai thác trắng, rừng bị mất do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; trồng bổ sung đối với diện tích không đủ tiêu chí thành rừng.

(Hiện hành quy định trồng lại rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng trên diện tích đất rừng trồng sau khai thác hay bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác).

- Bổ sung đối tượng trồng lại rừng:

Cụ thể, bổ sung đối tượng trồng lại rừng là diện tích rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển chưa đủ tiêu chí thành rừng; rừng trồng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng; rừng trồng đến tuổi thành thục sinh học (già cỗi) không đủ mật độ cây trồng chính 600 cây/ha đối với rừng phòng hộ. Độ tàn che dưới 0,3.

Bên cạnh đó, bổ sung biện pháp trồng lại rừng như sau:

Diện tích rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển chưa đủ tiêu chí thành rừng; rừng trồng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng; rừng trồng đến tuổi thành thục sinh học (già cỗi):

Tùy theo mật độ hiện có để trồng bổ sung đảm bảo mật độ cây trồng chính hoặc mật độ thành rừng.

Biện pháp kỹ thuật trồng theo băng hoặc phân tán thực hiện theo các điểm b, c, d, đ, g và h khoản 2 Điều 7; trồng theo đám thực hiện theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT.

Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.

Tin bài: Trần Thanh Hải - TNMT

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.588.536
    Online: 52
    ipv6 ready