“Di chỉ Khảo cổ Thạch Lạc” nằm trong hệ thống Di chỉ Cồn sò điệp ven biển Miền Trung trải dài từ Nghệ An đến Quảng Bình, có toạ độ 1800 22’1’’ vĩ độ bắc 1050 57’41’’ kinh độ đông nằm về phía hữu ngạn sông Cữu Sót, được phân bố ở thôn Thanh Sơn trên đồi núi sò điệp chạy dài theo hướng Bắc Nam, nằm cánh song song với đường bờ biển, diện tích cồn sò điệp rộng trên 100.000m2 , phía đông giáp trục đường liên xã LX15 tiếp đó là trường Trung học cơ sở xã, phía nam trên một phần diện tích núi Sò Điệp hiện nay là trường Tiểu học và trường Mầm Non xã Thạch Lạc, phía tây giáp với sận vận động xã, phía bắc giáp chợ Chùa, trạm y tế và trung tâm hành chính UBND xã Thạch Lạc.

Tóm lược thông tin về Quần thể di tích:

   “Di chỉ Khảo cổ Thạch Lạc” nằm trong hệ thống Di chỉ Cồn sò điệp ven biển Miền Trung trải dài từ Nghệ An đến Quảng Bình, có toạ độ 180221’’  vĩ độ bắc 1050 5741’’ kinh độ đông nằm về phía hữu ngạn sông Cữu Sót, được phân bố ở thôn Thanh Sơn trên đồi núi sò điệp chạy dài theo hướng Bắc Nam, nằm cánh song song với đường bờ biển, diện tích cồn sò điệp rộng trên 100.000m2 , phía đông giáp trục đường liên xã LX15 tiếp đó là trường Trung học cơ sở xã, phía nam trên một phần diện tích núi Sò Điệp hiện nay là trường Tiểu học và trường Mầm Non xã Thạch Lạc, phía tây giáp với sận vận động xã, phía bắc giáp chợ Chùa, trạm y tế và trung tâm hành chính UBND xã Thạch Lạc.

     Di chỉ Cồn sò đã được ba thế hệ các nhà khảo cổ đã tiến hành thám sát và khai quật. Quá trình khai quật để tìm và phát hiện các Di chỉ khảo cổ được tiến hành theo hai giai đoạn lớn.

      Giai đoạn I: Kể từ năm 1930 đến năm 1964;  

     Vào khoảng giữa năm 1930 đến năm 1932 nhà khảo cổ học người Pháp bà M.CooLaNi  đã tiến hành thám sát nhỏ và vẽ bản đồ Di chỉ Thạch Lạc, tuy nhiên đợt thám sát đó không được tuyên bố.

     Vào năm 1960 đội khảo cổ học cùng Ty Văn hoá Hà Tĩnh đã phát hiện hàng loạt Di chỉ khảo cổ trên hệ thống cồn Sò Điệp  ven biển thuộc hai huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, trên diện tích đất các xã Thạch Đài, Thạch Lâm, Đại Nài và Thạch Lạc ( huyện Thạch Hà) và xã Cẩm Thành ( huyện Cẩm Xuyên).

    Từ tháng 7 năm 1962 đến năm 1964 công cuộc khai quật tìm kiếm trên vùng đất Cồn Sò xã Thạch Lạc được tiếp tục, do các nhà khảo cổ học Việt Nam như: Phạm Từ, Nguyễn Tôn Kiểm, Hoàng Xuân Chinh, Bùi Huy Cường cùng với các cộng sự đã tiến hành khai quật với diện tích rộng có độ sâu dưới 2,7m đã  thu thập được nhiều cổ vật như: đồ đá mài toàn thân nhưng chưa hoàn thiện, đồ gốm vừa có nét chung của đồ đá mới, vừa có nét riêng như hoa văn khuôn nhạc, văn chải, xác định đây là “ Di chỉ cư trú” . Niên đại của Di chỉ được xác định có thể thuộc vào giai đoạn đầu hậu kỳ thời đại đá mới. Đoàn đã tìm ra được bộ sưu tập hiện vật rất phong phú gồm: Đồ đá, đồ gốm, đồ xương được phân bố đều trong tầng văn hoá dày 2,7m các hiện vật khi phát hiện nằm lẫn lộn trong lớp sò điệp, đất vụ và than đen… Chứng tỏ đây là một Di chỉ cư trú có niên đại vào giai đoạn hậu kỳ đá mới.

      Đến tháng 6 năm 1990 Vụ Bảo tồn – Bảo tàng Việt Nam tiếp tục cử đoàn cán bộ chuyên gia về xác minh Di chỉ Thạch Lạc.

   “ Di chỉ Thạch Lạc” là một trong các di chỉ của hệ thống Di chỉ khảo cổ học thuộc loại hình Di chỉ cồn Sò Điệp ven biển Miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Bình. Trong quá trình hình thành, khu vực này đã trãi qua không ít biến động, trong đó không thể không kể tới thời kỳ Biển tiến, Biển thoái cực đại vào thời kỳ Holokene cổ, đến sự hình thành Di chỉ khảo cổ học thời đó. Ngay khi mảnh đất này được hình thành, người Việt Cổ dường như đã nhận thấy   nơi đây điều kiện tự nhiên thuận lợi trên mãnh đất này. Ở đây họ có khả năng vừa khai thác được nguồn lợi từ rừng lại vừa khai thác được nguồn lợi từ biển, nên họ đã chọn vùng đất này làm địa điểm cư trú. Ngày nay Di chỉ Thạch Lạc nằm cách bờ biển khoảng 4km, nước biển rút xa hơn so với mấy nghìn năm trước về phía đông.

     Trước đây Cồn Sò Điệp cao hơn 20m so với mặt bằng hiện nay, qua nhiều thập niên của thế kỷ XX người dân Thạch Lạc và các xã lân cận đã khai thác sò điệp về làm vật liệu xây dựng nên hiện tại toàn bộ Cồn Sò đã bị san bạt xuống thấp trên bề mặt trồng các loại cây như xà cừ, keo, phi lao. Nằm trong Quần thể di tích có một số công trình như: Đền sắc bao gồm nhà Thượng điện, Trung điện và nhà chờ,cổng tam quan, trước sân đền có tấm bia đá là “ Nam đình bi ký” được dựng vào năm thứ 3 niên hiệu Bảo Đại 1927; đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ; Chùa Tăng Phúc có niên đại trên 700 năm và Mộ Người Việt cổ ( mới được xây dựng năm 2008).

      Giai đoạn II: Kể từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2008.

Vào tháng 10/2002 Viện Khảo Cổ đã khai quật được một bộ “ hài cốt Người Việt Cổ” qua thẩm định đã phát hiện được bộ hài cốt có niên đại trên 4.800 năm gần ngoài biên độ của Rú Sò phía Tây Bắc khu quần thể và qua 9 lần các đoàn khảo cổ về khai quật đã thu giữ được hàng ngàn các di vật, hiện vật tìm thấy được trong các cuộc khai quật có sự phong phú về loại hình và vật liệu đồ đá, đồ gốm, với nhiều mãnh xương người Việt Cổ đã minh chứng Di chỉ Thạch Lạc là Di chỉ cư trú giai đoạn hậu kỳ đá mới. Vì vậy ngày 22/08/2008 Bộ văn hoá thể thao Du lịch đã ký Quyết định số 74/QĐ- BVHTTDL về việc công nhận DI TÍCH QUỐC GIA  “ Di chỉ Thạch Lạc” .

 

      Bằng công nhận Di tích kèm theo Quyết định số 74/QĐ- BVHTTDL công nhận DI TÍCH QUỐC GIA   

Tóm lược về Đền Sắc:

    Đền sắc là nơi thờ thần Tam Lang, được xây dựng vào thế kỷ thứ XVI   tại xã Thạch Lạc có ba đền thờ Tam Lang là: Đền Thượng, Đền Trung và Đền Hạ. Địa điểm hiện nay nằm trong quần thể “ Di chỉ Thạch Lạc” trước đây thờ Nhị Lang Long Vương hay còn gọi là ông Hai Long Vương tức là Đền Trung. Theo sữ sách kể rằng: vào năm 1557 vua Lê Anh Tông dùng thuyền rồng đi thị sát dân tình qua vùng này bổng gặp gió to, sóng lớn nên thuyền vua không thể đi được. Thấy sự việc lạ, vua sai quan quân vào đền thắp hương cầu nguyện bổng chốc sóng yên biển lặng, thuyền vua về tới kinh đô an toàn. Trở về kinh thành, vua sai quan quân hàng năm tổ chức mua sắm lễ vật cúng tế tại đền cầu cho mưa thuận gió hoà. Từ đó đến nay, lễ hội Kỳ Phúc ở đền Sắc được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 âm lịch hàng năm để ghi nhớ công lao của Thần Nhị Lang Long Vương và cầu nguyện cho trời yên biển lặng để nhân dân làm ăn no ấm.

     Đền Sắc xã Thạch lạc, huyện Thạch hà, tỉnh Hà Tĩnh nằm trong quần thể “ Di chỉ Thạch Lạc”. Quần thể Di chỉ khảo cổ này lại nằm trong hệ thống Di chỉ khảo cổ học thuộc loại hình “ Di chỉ Cồn Sò Điệp” ven biển Miền Trung đã được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch ký quyết định công nhận. Ngoài cảnh quan và kiến trúc cổ ra thì trong đền còn lưu dữ được nhiều di vật quý như: Kiệu võng, long đình, các bức hoành phi câu đối và đặc biệt là 87 đạo sắc phong, trãi qua các triều đại các vị thần cực kỳ linh ứng đã có nhiều Thần tích trong việc “ Bão quốc hộ dân, Nậm trứ linh ứng” nên được các triều đại ban sắc phong hiện nay vẫn còn lưu dữ từ niên hiệu thịnh trị đời vua Lê Thần Tông ( năm 1653-1657) đến triều Nguyễn ( năm 1802-1945). Có thể nói, sắc phong Đền Sắc, xã Thạch lạc, huyện Thạch hà, tỉnh Hà Tĩnh đã ghi một dấu mốc quan trọng trong bản đồ sắc phong Việt Nam, là một trong những tập sắc phong có niên đại khá sớm và được lưu dữ cho đến ngày nay.

Lễ hội tại Đền Sắc được tổ chức vào ngày 15/6 âm lịch hàng năm với ý nghĩa truyền thống đó là: “ Cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hoà, cầu cho mùa màng tươi tốt bội thu, người người được khoẻ mạnh, nhà nhà được yên vui ấm no hạnh phúc”. Lễ hội mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và văn hoá quê hương con người Thạch Lạc.

 

Một số hình ảnh Đền Sắc trong quần thể Di tích  

                     ( Một số hình ảnh Sắc phong  trong bộ sắc phong hiện đang được lưu dữ tại Đền Sắc qua các triều đại)

Sau khi Đoàn khảo cổ học đã tìm kiếm được bộ hài cốt Người Việt Cổ, do địa phương Thạch Lạc không đủ điều kiện để gìn dữ bảo quản Di hài, vì vậy bộ hài cốt hiện nay được bảo quản tại phòng lạnh tại Bảo tàng Hà Tĩnh. Năm 2008 các nhà hảo tâm đã đóng góp tiền của cùng với xã nhà xây dựng nhà mộ để tưởng nhớ anh linh của tổ tiên người Việt Cổ nơi đây. Nhưng do nguồn quyên góp chưa đủ để xây dựng, mãi đến năm 2015 nhờ sự quan tâm gúp đở của UBND tỉnh Hà Tĩnh và các Sở ban ngành cấp tĩnh, UBND huyện và các phòng ban cấp huyện đã đầu tư thêm nguồn kinh phí cùng với sự ủng hộ của các nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước nên đã hoàn thành các hang mục xây dựng.

Mộ Người Việt Cổ

Hình ảnh một số hiện vật đoàn cán bộ khảo cổ tìm được vào năm 2008

     Xã Thạch Lạc trãi qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có hàng ngàn người con quê hương Thạch Lạc lên đường cầm súng chiến đấu, phục vụ chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc dành lại độc lập cho dân tộc có 5 cán bộ Tiền khởi nghĩa, 105 Thương binh, bênh binh, có 109 anh hùng Liệt sỹ và 6 Bà mẹ Việt nam anh hùng. Các anh đã hoá thân mình vào đất mẹ, nhưng hương hồn các anh được Đảng bộ và nhân dân Thạch lạc muôn đời ghi nhớ tại Đài tưởng niệm đặt tại quần thể Di tích này.

Đài tưởng niệm và bia mộ " Đời đời nhớ ơn các Anh hùng Liệt sỹ"

Tóm lược về Chùa Tăng Phúc:

     Chùa Tăng Phúc xã Thạch Lạc (còn gọi là Chùa Sò) được xây dựng cách đây gần 700 năm, nơi mảnh đất của người Việt Cổ xưa sinh sống, nơi cách đây hơn 50 năm về trước là một núi Sò có diện tích khoảng hơn 10ha, có những đỉnh núi cao hơn 20m, có Bàu Rú tự nhiên rộng chừng 300m2, cây cối um tùm, phong cảnh đẹp như huyền thoại.

     Trải qua các cuộc chiến tranh và nhiều giai đoạn biến cố của lịch sử cũng như thăng trầm của thời gian, khu di tích Cồn Sò nói chung và Chùa Tăng Phúc nói riêng bị tàn phá hư hỏng nghiêm trọng. Những năm gần đây được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền các cấp cùng với nhân dân và đồng bào phật tử xa gần đã từng bước khôi phục, khách thập phương về hành hương ngày càng đông.

                                   

                                                                  Hình ảnh phía trước Chùa Tăng Phúc nằm trong quần thể Di tích

   Theo phong tục tập quán đã được lưu truyền hàng năm cứ đến tuần lễ Phật Đản (từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 4 âm lịch) sư trụ trì - ban Hộ Tự chùa Tăng Phúc cùng với Đảng ủy chính quyền và nhân dân xã Thạch Lạc tổ chức Lễ Phật Đản nhằm kỷ niện ngày Đức Phật Đản sinh và phát huy những nét đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời cũng để du khách thập phương hiểu biết thêm về khu di tích văn hóa quốc gia (Di Chỉ khảo cổ Cồn Sò xã Thạch Lạc).


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.548.083
    Online: 70
    ipv6 ready