Hà Tĩnh xếp thứ 16 trong các tỉnh, thành trên cả nước về Chỉ số cải cách hành chính và thứ 11 về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2020.

Chiều 24/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình – Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số CCHC năm 2020 (PAR Index) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2020 (SIPAS).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình – Trưởng ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ chủ trì hội nghị. Ảnh TTXVN.

Đối tượng xác định Chỉ số CCHC năm 2020 bao gồm: Trung ương gồm 19 bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó, có 2 cơ quan đặc thù là Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ có thực hiện đánh giá nhưng không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan ngang bộ còn lại. Địa phương gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2020, công tác CCHC tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và có trọng tâm, trọng điểm. Các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC được các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, đồng bộ và có nhiều đổi mới, sáng tạo.

Đại biểu tham dự hội nghị điểm cầu Hà Tĩnh.

Về kết quả Chỉ số CCHC năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, 3 đơn vị có kết quả chỉ số từ 90% trở lên là: Ngân hàng Nhà nước (95.88%); Bộ Tài chính (94.84%); Bộ Tư pháp (94.02%).

Giá trị trung bình chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2020 là 87.56%, tăng 1.93% so với năm 2019.

Đối với các địa phương, nhóm A đạt kết quả chỉ số từ 90% trở lên gồm 2 tỉnh, thành. Nhóm B từ 80 – 90% gồm 56 tỉnh, thành. Nhóm C từ 70 – 80% gồm 5 tỉnh, thành; không địa phương nào dưới 70%.

Chỉ số PAR Index của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình 83.72%, cao hơn 2.57% so với năm 2019. Quảng Ninh tiếp tục là địa phương xếp vị trí thứ nhất bảng xếp hạng PAR Index năm 2020 với kết quả đạt 91.04%; địa phương xếp vị trí thứ 2 là Hải Phòng, đạt 90.51%. Quảng Ngãi là địa phương đứng cuối bảng với kết quả đạt 73.25%.

Đại biểu tại Hà Tĩnh theo dõi hội nghị.

Về kết quả triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (chỉ số SIPAS) của 63 tỉnh, thành nằm trong khoảng 75.68% đến 95.76%. Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc thuộc nhóm tỉnh có chỉ số hài lòng cao nhất. Bình Thuận, Đắk Lắk, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Bình Phước, Quảng Bình nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số hài lòng thấp nhất.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương và đánh giá cao cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai xác định PAR Index và SIPAS năm 2020.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thời gian tới, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục có những biện pháp, đột phá để cải thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công; trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả chỉ số CCHC và chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức thực hiện chương trình CCHC giai đoạn 2020 – 2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động quản lý Nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về hoạt động kinh doanh; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ; nâng cao hơn nữa hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cổng Dịch vụ công quốc gia và các bộ, ngành, địa phương.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc, sắp xếp tinh gọn bộ máy nhà nước; siết chặt kỉ luật, kỉ cương hành chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp sai phạm.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân; tập trung, ưu tiên nguồn lực triển khai nhiệm vụ trong chiến lược phát triển chính quyền điện tử giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Chỉ số đo lường sự hài lòng của tổ chức, cá nhân năm 2020 của Hà Tĩnh xếp thứ 11/63 tỉnh, thành (đạt 89.13%), tăng 13 bậc so với năm 2019 (năm 2019, SIPAS xếp thứ 24).

Chỉ số CCHC của Hà Tĩnh năm 2020 nằm trong nhóm B, xếp thứ 16 (đạt 85.31%), giảm 4 bậc so với năm 2019 (năm 2019 xếp thứ 12).

 

Phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các sở, ngành liên quan tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Trên cơ sở đánh giá của Bộ Nội vụ về kết quả chỉ số CCHC và chỉ số hài lòng của người dân, yêu cầu Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, phân tích, đánh giá chi tiết từng tiêu chí, làm rõ các nguyên nhân giảm điểm, giảm thứ hạng đối với chỉ số cải cách hành chính, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan; xây dựng giải pháp khắc phục, nâng cao các chỉ số trong thời gian tới.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.795.997
    Online: 20
    ipv6 ready