Với mong muốn thanh niên tự thân lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Trương Huy Thắng (SN 1987), ở thôn Tân Hòa 1, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi Đà Điểu.

Đây được xem là mô hình mở ra hướng phát triển mới, mang lại hiệu quả cao, cổ vũ thanh niên địa phương có ý chí làm giàu. 

Anh Trương Huy Thắng từng làm thuê đủ nghề trong Nam cho đến ra Bắc, nhưng công việc vất vả chỉ đủ để anh nuôi sống bản thân. Với suy nghĩ tìm đi cho mình hướng đi mới, khác biệt so với các mô hình kinh tế ở địa phương. Đầu năm 2020, anh quyết định trở về quê lập nghiệp.

Chim Đà Điểu được biết đến là loại vật thích nghi với nhiều loại khí hậu khác nhau. Từ nóng ẩm, mưa nhiều, khô hanh hay lạnh…, có thể phát triển tốt ở khí hậu Hà Tĩnh. 

Trên diện tích đất vườn 200m2 đất vườn hoang hóa, anh đã cải tạo lại và cho xây dựng chuồng trại. Ban đầu anh đã nhập khoảng 30 con đà điểu của một trang trại lớn ở Quảng Bình, đầu tư gần 40 triệu đồng tiền giống. Mặc dù không được đào tạo qua bất kỳ một lớp nuôi đà điểu nào, nhưng với niềm đam mê, anh đã tự tìm hiểu qua mạng Internet và tự bỏ tiền túi đến tận các mô hình nuôi Đà Điểu lâu năm ở Ba Vì, Hải Dương để học tập.

Công việc thường ngày mỗi sớm thức dậy của anh Trương Huy Thắng là cho Đà Điểu ăn uống và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Đà Điểu là một loại gia cầm có sức đề kháng tốt, chủ yếu ăn các loại rau bèo, rau muống, cám gạo, cám ngô. Ngoài thức ăn rau xanh có sẵn, Đà Điểu được thường xuyên bổ sung thêm các loại vitamin A-D-E, thức ăn từ động vật như trùn quế, dế, giun…

Anh Trương Huy Thắng chia sẻ: “Đà Điểu nuôi 9-12 tháng, đạt trọng lượng gần 1 tạ có thể xuất thịt để bán. Thịt Đà Điểu có giá trị dinh dưỡng cao nên gía “xuất thịt” thị trường dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/1 kg. Da, lông, xương của Đà Điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm tiêu dùng khác nhau”.

Theo mô hình chăn nuôi và giết mổ khép kín, lứa đầu tiên anh xuất thịt rồi bán ở chợ địa phương. Chỉ trong một tuần, anh xuất bán hết sạch số Đà Điểu trên. Trong mùa đầu tiên, chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng, anh thu về lãi ròng gần 100 triệu đồng. Vì năm đầu tiên nuôi thử nghiệm, số lượng vừa phải không đủ để bán vào các nhà hàng mặc dù đã có một số thương lái tìm đến anh để đặt mua. Ngay những ngày đầu lập nghiệp, mô hình nuôi Đà Điểu đã mang lại hướng đi mới, tính khả quan cao.

Trong suốt thời gian về quê lập nghiệp, anh được sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên xã Tân Lâm Hương đã đến nhà động viên, chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ anh tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

Đoàn thanh niên xã Tân Lâm Hương thường xuyên đến giúp đỡ anh chăm sóc Đà Điểu. 

Anh Nguyễn Mậu Thế - Bí thư Đoàn thanh niên xã Tân Lâm Hương cho biết thêm: “Đồng chí Trương Huy Thắng là một trong những thanh niên có tinh thần lập nghiệp, dám nghĩ dám làm của xã. Đồng chí đã không ngừng học tập kinh nghiệm, tiếp cận với những kiến thức mới từ các mô hình khác, đây là một tấm gương trẻ lập nghiệp đáng để Thanh niên địa phương học hỏi”.

Với những thành công bước đầu tiên, anh Trương Huy Thắng muốn mở rộng về số lượng giống và quy mô chuồng trại. Anh mong muốn sẽ cung cấp được số lượng lớn Đà Điểu vào các nhà hàng, khách sạn, tạo được thương hiệu cung cấp sản phẩm sạch. Giờ đây, ước mơ lập nghiệp của chàng trai 8x đã sớm trở thành hiện thực. 

Trung tâm Văn hóa Truyền thông


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.565.186
    Online: 35
    ipv6 ready