QUỐC HỘI
Số: …./2021/QH15
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Hà Nội, ngày     tháng    năm 2021
ĐỀ CƯƠNG
  
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA  LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ SỐ 51/2005/QH11
 
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11:
1. Sửa đổi Điều 1 theo hướng loại bỏ loại trừ: ”Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 một số thuật ngữ: định danh điện tử, xác thực điện tử, dịch vụ tin cậy, thông điệp dữ liệu an toàn, chữ ký điện tử an toàn, …
3. Bổ sung quy định về hành vi bị cấm liên quan tới: định danh điện tử và xác thực điện tử, dịch vụ tin cậy, giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với nhau, giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Sửa đổi Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.
5. Bổ sung hình thức mới của thông điệp dữ liệu: văn bản điện tử,...
6. Bổ sung quy định về thông điệp dữ liệu an toàn.
7. Sửa đổi quy định về địa điểm gửi, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu để tránh hiểu sai gửi, nhận thông điệp dữ liệu phải ở nơi cư trú hoặc trụ sở.
8. Bổ sung quy định về chuyển đổi tài liệu giấy sang tài liệu điện tử: phương thức chuyển đổi, điều kiện đáp ứng của tài liệu điện tử sau khi chuyển đổi, giá trị của tài liệu điện tử sau khi chuyển đổi từ tài liệu giấy.
9. Bổ sung quy định về chuyển đổi tài liệu điện tử sang tài liệu giấy: phương thức chuyển đổi, tổ chức xác nhận, điều kiện đáp ứng của tài liệu giấy được chuyển đổi từ tài liệu điện tử, giá trị pháp lý của tài liệu giấy sau khi chuyển đổi từ tài liệu điện tử.
10. Bổ sung quy định về chữ ký điện tử an toàn
11. Bổ sung Chương IIIA. ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ, XÁC THỰC ĐIỆN TỬ, DỊCH VỤ TIN CẬY VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TIN CẬY
Mục 1. Định danh điện tử và xác thực điện tử
Bổ sung Điều IIIA.1. Nguyên tắc định danh điện tử và xác thực điện tử
Bổ sung Điều IIIA.2. Giá trị pháp lý của danh tính điện tử
Bổ sung Điều IIIA.3. Thông tin định danh điện tử
Bổ sung Điều IIIA.4. Mức độ bảo đảm của danh tính điện tử
Bổ sung Điều IIIA.5. Yếu tố xác thực điện tử
Bổ sung Điều IIIA.6. Mức độ bảo đảm của xác thực điện tử
Bổ sung Điều IIIA.7. Dịch vụ định danh điện tử, xác thực điện tử
Mục 2. Dịch vụ tin cậy và nhà cung cấp dịch vụ tin cậy
Bổ sung Điều IIIA.8. Trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ chứng minh
Bổ sung Điều IIIA.9. Cơ quan giám sát
Bổ sung Điều IIIA.10. Yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin đối với nhà cung cấp dịch vụ tin cậy
12. Bổ sung quy định về giao kết hợp đồng điện tử
13. Bổ sung quy định về hiệu lực hợp đồng điện tử
14. Bổ sung Mục 1. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau tại Chương V.
Bổ sung Điều 43b. Nguyên tắc chung về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu
Bổ sung Điều 43c. Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu
Bổ sung Điều 43d. Yêu cầu trong việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu
15. Bổ sung Mục 2. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Chương V.
Điều 43đ. Quyền, nghĩa vụ và các hành vi không được làm của tổ chức, cá nhân
Điều 43e. Trách nhiệm và hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức
Điều 43g. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan, tổ chức, cá nhân
Điều 43h. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan, tổ chức, cá nhân
16. Sửa đổi Điều 44 như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng khi tiến hành giao dịch điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch điện tử có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm sự hoạt động thông suốt của hệ thống thông tin thuộc quyền kiểm soát của mình; trường hợp gây ra lỗi kỹ thuật của hệ thống thông tin làm thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng.
17. Sửa đổi Điều 47 như sau:
Bổ sung khoản 1A: Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 phù hợp với quy định của Luật an toàn thông tin mạng, Luật an ninh mạng
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày ... tháng … năm 2020.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ ....... thông qua ngày ....... tháng ...... năm .....
 
 
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
 

Hồ sơ bao gồm:

Dự thảo Tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật GDĐT sửa đổi;

Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật GDĐT sửa đổi;

Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật GDĐT 2005;


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.853.137
    Online: 15
    ipv6 ready