Về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho chăn nuôi và đẩy mạnh sản xuất vụ Xuân 2023.

Sản xuất vụ Xuân năm 2023, đến nay toàn huyện xuống giống lúa đạt 1.467ha/8.060ha kế hoạch, tập trung các giống Xi23, NX30, Nếp 98, HT1. Tuy nhiên việc chỉ đạo và chấp hành lịch thời vụ sản xuất lúa ở một số địa phương còn chưa quyết liệt, cá biệt một số xã như Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài gieo thẳng các loại giống Bắc Thịnh, Hà Phát 3, VNR20… trước lịch thời vụ 10-12 ngày (lịch xuống giống từ 26-31/01/2023).  

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, thời tiết bước vào vụ Xuân 2023 diễn biến phức tạp, đặc biệt là đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán với khả năng không khí lạnh hoạt động mạnh, đi kèm các đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy, sinh trưởng, phát triển cây trồng và giảm sức đề kháng trên đàn vật nuôi, nguy cơ xảy ra đói rét, đổ ngã, bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Để chủ động, tăng cường công tác phòng chống đói rét, kiểm soát, khống chế các dịch bệnh gây hại trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi; sản xuất vụ Xuân 2023 an toàn và hiệu quả, đảm bảo tiến độ, khung lịch thời vụ quy định, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu:

1. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung Công văn số 2443/UBND-NN, ngày 30/11/2022 về việc phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản; số 02/UBND-NN ngày 03/01/2023 về chỉ đạo sản xuất vụ Xuân năm 2023 của UBND huyện. Thường xuyên cập nhật và thông báo rộng rãi tình hình thời tiết để nhân dân biết và thực hiện các biện pháp phòng chống.

- Chỉ đạo cán bộ chuyên muôn thường xuyên kiểm tra và bổ cứu kịp thời công tác phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Đồng thời chủ động các phương án, điều kiện cần thiết để ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, có kế hoạch chuẩn bị giống ngắn ngày và dự phòng trong điều kiện rét đậm rét hại kéo dài gây chết mạ, lúa gieo thẳng.

- Đối với sản xuất vụ Xuân năm 2023:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo quyết liệt để bà con nông dân tuân thủ triệt để việc chấp hành cơ cấu giống, lịch thời vụ sản xuất. Linh hoạt trong chỉ đạo thời điểm xuống giống trên cơ sở khung lịch thời vụ và diễn biến của thời tiết, tuyệt đối không xuống giống vào thời điểm rét đậm, rét hại, khi nhiệt độ dưới 130C, khuyến khích bắc mạ che phủ ni lông để cấy.

+ Đối với diện tích mạ và lúa Xuân đã gieo, chỉ đạo, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp chăm sóc, chống rét như tăng cường bón tro bếp, lân, kali với diện tích mạ; điều tiết mức nước thích hợp ở các ruộng gieo để giữ ấm chân lúa, tiến hành chăm sóc khi thời tiết thuận lợi. Theo dõi sát diễn biến trên đồng ruộng để phát hiện và bổ cứu các giải pháp xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

+ Chuẩn bị các loại vật tư cần thiết để triển khai sản xuất các loại cây trồng cạn (lạc, ngô, các loại rau màu…) khi thời tiết thuận lợi.

- Đối với công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho chăn nuôi:

+ Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng, chống đói, rét cho vật nuôi; kiểm tra, đôn đốc người dân áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, như: Chủ động đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng; củng cố, che chắn, giữ ấm chuồng trại; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, diệt các loại côn trùng,… tại khu vực chăn nuôi; Có kế hoạch để chủ động đưa đàn gia súc thả rông về chuồng trại. Trong những ngày giá rét, nhiệt độ ngoài trời dưới 130C, không để trâu, bò làm việc, chăn thả tự do. Những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 100C, cần có biện pháp sưởi ấm cho vật nuôi, nhất là gia súc, gia cầm non.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đói, rét; nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để triển khai, thực hiện đồng bộ các biện pháp bao vây, dập tắt kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng. Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc nhập gia súc không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vào địa bàn.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ, kinh doanh, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo quy định.

2. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi phân công, cử cán bộ trực tiếp kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương sản xuất vụ Xuân 2023 đảm bảo lịch thời vụ; tăng cường công tác kiểm tra vật tư nông nghiệp; theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình đói rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi và công tác quản lý giết mổ gia súc trên địa bàn để kịp thời tham mưu, hướng dẫn, bổ cứu các biện pháp phát triển chăn nuôi.

3. Đề nghị Trưởng các đoàn công tác của Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng các phòng, ban, ngành theo địa bàn được phân công phối hợp với ngành Nông nghiệp chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt các nội dung trên; tổ chức sản xuất vụ Xuân năm 2023 đúng tiến độ, hoàn thành kế hoạch đề ra; thực hiện phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi hiệu quả.

4. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, yêu cầu Trung tâm Văn hóa – Truyền thông huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các nội dung về sản xuất vụ Xuân 2023, phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và tình hình thời tiết để người dân biết và chủ động thực hiện có hiệu quả. 

Trung tâm VH-TT THạch Hà


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Công khai minh bạch thông tin
    Thông báo
    Gửi nhận văn bản
    Bản đồ huyện Thạch Hà
    Tình hình giải quyết hồ sơ
     Liên kết website
    Thống kê: 2.831.954
    Online: 30
    ipv6 ready