Việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị trong sản phẩm sẽ là tiền đề quan trọng để Hà Tĩnh hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, chuyên nghiệp.

Nhận thấy nhung hươu sử dụng theo cách thức truyền thống sẽ không khai thác được hết giá trị nên bà Chu Thị Hồng Hà (xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn) tìm tòi đầu tư chế biến sâu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị của nhung hươu. Nghĩ thật, làm thật, đến nay, Doanh nghiệp tư nhân Thuận Hà đã có nhiều sản phẩm chế biến sâu như: nhung hươu khô tán bột, nhung hươu tươi thái lát, cao xương hươu.

 

Bà Hà kể lại: “Để nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa sản phẩm bằng bao bì, nhãn mác, chúng tôi mang các sản phẩm của mình tham gia chương trình OCOP. Năm 2019, 3 sản phẩm nhung hươu khô tán bột, nhung hươu thái lát và rượu nhung hươu của doanh nghiệp đã được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây là cơ sở để doanh nghiệp đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để tiêu thụ”.

Nhờ bước đi “tích hợp đa giá trị” trên sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử, đến nay, mỗi năm, Doanh nghiệp tư nhân Thuận Hà đạt doanh thu trên 30 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí cho lợi nhuận hơn từ 2 - 3 tỷ đồng.

Trong khi nhiều người trẻ ở các vùng nông thôn tìm cách “ly nông” thì chị Nguyễn Thị Hải Yến (xã Hương Bình, huyện Hương Khê) quyết tâm trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình trồng nấm. Tuy nhiên, ban đầu, chị Yến trồng nấm bằng hình thức ủ rơm thủ công truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp.

 

Là cử nhân Trường Đại học Nông Lâm Huế, với lợi thế có kiến thức, tư duy mới, chị Yến quyết tâm làm mới mô hình để mang về kết quả tối ưu hơn.

Chị Yến chia sẻ: “Từ những kiến thức được học và kinh nghiệm nhiều năm làm nông dân, chúng tôi nhận ra có thể tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều thì phải ứng dụng khoa học, công nghệ mới. Từ đó, chúng tôi thành lập HTX nấm bào ngư Hải Yến, kêu gọi các thành viên góp vốn hơn 1 tỷ đồng để đầu tư máy móc, thiết bị. Không chỉ đầu tư thiết bị, kỹ thuật, HTX cũng mạnh dạn du nhập, thử nghiệm nhiều giống mới vào sản xuất”.

Năm 2021, sản phẩm nấm bào ngư Hải Yến đã được đánh giá đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Sản phẩm không chỉ được khách hàng trên địa bàn đón nhận mà còn được khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt hàng thông qua thương mại điện tử. Nhờ vậy, lợi nhuận hàng năm của HTX đạt hơn 300 triệu đồng. Mục tiêu của HTX trong thời gian tới là sẽ áp dụng các giải pháp chế biến sâu để đa dạng sản phẩm; tận dụng bả thải từ phôi nấm để trồng các loại cây khác, xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn.

Là cử nhân Trường Đại học Nông Lâm Huế, với lợi thế có kiến thức, tư duy mới, chị Yến quyết tâm làm mới mô hình để mang về kết quả tối ưu hơn.

Chị Yến chia sẻ: “Từ những kiến thức được học và kinh nghiệm nhiều năm làm nông dân, chúng tôi nhận ra có thể tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều thì phải ứng dụng khoa học, công nghệ mới. Từ đó, chúng tôi thành lập HTX nấm bào ngư Hải Yến, kêu gọi các thành viên góp vốn hơn 1 tỷ đồng để đầu tư máy móc, thiết bị. Không chỉ đầu tư thiết bị, kỹ thuật, HTX cũng mạnh dạn du nhập, thử nghiệm nhiều giống mới vào sản xuất”.

Năm 2021, sản phẩm nấm bào ngư Hải Yến đã được đánh giá đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Sản phẩm không chỉ được khách hàng trên địa bàn đón nhận mà còn được khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt hàng thông qua thương mại điện tử. Nhờ vậy, lợi nhuận hàng năm của HTX đạt hơn 300 triệu đồng. Mục tiêu của HTX trong thời gian tới là sẽ áp dụng các giải pháp chế biến sâu để đa dạng sản phẩm; tận dụng bả thải từ phôi nấm để trồng các loại cây khác, xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn.

Nguồn (Bùi Thị Thơm)


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Công khai minh bạch thông tin
Dữ liệu cũ (Lộc Hà)
Thông báo
Gửi nhận văn bản
Bản đồ huyện Thạch Hà
Tình hình giải quyết hồ sơ
 Liên kết website
Thống kê: 3.073.999
Online: 35
ipv6 ready