góp ý Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòngcháy, chữa cháy rừng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: /QĐ-TTg
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 16 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2030 (sau đây viết tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
a) Đẩy mạnh xã hội hoá công tác, bảo vệ rừng, PCCCR, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế cho công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Ủy ban nhân dân các cấp và chủ rừng phải chịu trách nhiệm về bảo vệ rừng và PCCCR tại địa phương và diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê.
b) Đầu tư, ứng dụng chuyển đổi số, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thám cần phải được ứng dụng sâu rộng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và hỗ trợ giám sát tài nguyên rừng, qua đó đảm bảo tính chính xác, kịp thời, khách quan. Các diễn biến liên quan tới cháy rừng, tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp cần phải được cập nhật, báo cáo, cảnh báo theo hướng tự động hóa tới từng lô rừng.
c) Phòng cháy rừng là chủ yếu, chữa cháy rừng phải kịp thời, khẩn trương, triệt để. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy cho lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng để thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR.
d) Tiếp tục thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ, địa phương chủ động tổ chức nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng; Trung ương củng cố lực lượng đủ mạnh hỗ trợ các vùng trọng điểm cháy rừng và các vụ cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương.
2. Mục tiêu
Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng từ Trung ương đến địa phương, để có đủ khả năng bảo vệ rừng, kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, mất rừng; chữa cháy rừng kịp thời và có hiệu quả; giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra.
II. NHIỆM VỤ
1. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm
Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho lực lượng kiểm lâm về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và chính sách, chế độ đối với lực lượng kiểm lâm từ Trung ương đến địa phương.
2. Nâng cấp, duy trì hệ thống dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng
a) Đầu tư nâng cấp hệ thống dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đặt tại Cục Kiểm lâm và kết nối thành hệ thống đến chủ rừng của từng địa phương (Kiểm lâm địa phương), nhằm cải thiện và nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, thông tin cảnh báo kịp th