Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên không nên sử dụng chất béo chuyển hóa và hạn chế sử dụng đối với chất béo bão hòa.
- Mỡ bò, mỡ heo...
- Sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua, kem...
- Các loại dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao...
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu đặc biệt là cholesterol xấu (LDL-cholesterol) qua đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Chất béo chuyển hóa: Đây là những loại chất béo đặc biệt có hại cho cơ thể được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng kể cả với hàm lượng nhỏ. Chất béo chuyển hóa rất giàu trong các loại thực phẩm như:
- Thực phẩm chiên như khoai tây chiên, bánh rán, thức ăn nhanh
- Các loại bơ thực vật
- Các loại đồ nướng như bánh quy và bánh ngọt...
- Đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn
Giống như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nồng độcholesterol LDL. Chất béo chuyển hóa cũng có thể làm ức chế nồng độ cholesterol bảo vệ (cholesterol - HDL).
Các chuyên gia đã chứng minh chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm có thể gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe như bệnh tim, đái tháo đường hoặcđột quỵ.
Như đã đề cập trong phần trên, acid béo omega-3, được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như quả óc chó, trái cây, rau quả hay một số loại cá như cá thu, cá trích, cá tầm...
Omega-3 không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng lớp màng tế bào mà còn giúp bảo vệ cơ thể trước nhiều mối đe dọa nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe.
Lợi ích của omega-3 bao gồm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ đồng thời giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, các vấn đề về khớp và một số bệnh về da khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại bệnh bao gồm cảAlzheimer.
Nhưng quan trọng hơn cả, omega-3 giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của một loại acid béo thiết yếu khác là omega-6. Omega-6 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc, dầu thực vật, bơ thực vật....
Omega-6 cũng được coi là một loại chất béo thiết yếu tuy nhiên chúng có khả năng cô đặc máu do đó dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch và omega-3 xuất hiện để giảm thiểu tình trạng này.
Cân bằng lượng omega-3 và omega-6 giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông qua đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Tỷ lệ omega-3/omega-6 được các chuyên gia khuyến cáo là 4/1.
Acid béo omega-3 không phải là một loại chất dinh dưỡng đơn lẻ mà là tổng hợp của một số acid béo như acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). Cả hai đều được tìm thấy nhiều trong các loại cá nước lạnh.
Tuy nhiên với những người không thích ăn cá, họ hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 từ hạt lanh. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây chính là nguồn bổ sung omega-3 từ thực vật mạnh mẽ nhất đặc biệt là acid alpha-linolenic (ALA) - một yếu tố quan trọng để cơ thể sử dụng để tổng hợp EPA cũng như DHA.
Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng chất béo có nhiều tác động đối với cơ thể bao gồm cả tác động có lợi cũng như tác động có hại hơn so với những gì người ta thường nghĩ về nó từ trước đến nay.
Chất béo chuyển hóa là loại chất béo có hại nhất với cơ thể trong khi chất béo bão hòa đã được chứng minh rằng ít liên quan đến các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên chất béo bão hòa thực sự không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.
Chất béo tốt là một phần quan trọng trong chế độ ăn, đặc biệt là với những người thực hiện chế độ ăn kiêng tuy nhiên vẫn nên kiểm soát lượng chất béo đưa vào cơ thể bởi dù sao chúng đều là những chất chứa nhiều năng lượng.