hực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực hợp tác và vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (TCPCP) nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực hợp tác và vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (TCPCP) nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy mô nhỏ - Hiệu quả lớn

Hà Tĩnh: Phát huy hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ

Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực hợp tác và vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (TCPCP) nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực hợp tác và vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (TCPCP) nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Quy mô nhỏ - Hiệu quả lớn
 

Mô hình "Đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn" do SRD triển klhai  đã mang
 lại hiệu quả cao kinh tế cao.

 

Nằm ở dải đất ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Hà Tĩnh được biết đến là một trong những tỉnh nghèo nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây, cùng với cả nước, công cuộc giảm nghèo của Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ... Góp phần vào những thành công đó có sự hỗ trợ không nhỏ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN)

Hiện nay, có 24 tổ chức phi chính phủ (TCPCP) đang có chương trình hoạt động tại tỉnh Hà Tĩnh, với tổng giá trị viện trợ bình quân từ 50 đến 70 tỷ đồng/năm. Các chương trình, dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, viện trợ khẩn cấp... Tất cả các chương trình, dự án được thực hiện với sự tham gia tích cực từ phía chính quyền địa phương và người dân trong vùng. Hầu hết, các dự án đều được triển khai đúng theo kế hoạch và được đánh giá là tiếp cận có hiệu quả trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, tăng cường năng lực quản lý cũng như các hoạt động sản xuất của người dân, góp phần nâng cao chất lượng sinh kế cho người nghèo, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa.

Trong các chương trình, dự án phi chính phủ (PCP) đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có một số dự án có giá trị lớn, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: chương trình chăm sóc sức khỏe của Anesvad; chương trình chống bệnh mắt hột và HIV/AIDS của Path, Norad, ITI, Orbis, FHF; chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường của Hội Chữ thập đỏ Mỹ...

Bên cạnh đó, có nhiều dự án quy mô nhỏ đã và đang được triển khai và bước đầu gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận. Điển hình là dự án "Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai ở tỉnh Hà Tĩnh" do Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD), một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ trong nước triển khai với sự hỗ trợ ngân sách của tổ chức Manos Unidas (Tây Ban Nha). Dự án bắt đầu được triển khai năm 2012, áp dụng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình giống lúa mới NA.R5 và mô hình "Đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn" – một phương thức nuôi lợn vừa cho hiệu quả kinh tế cao lại không có mùi hôi…

Chị Đào Thị Thu Hương, Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Thời gian qua, các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã tận dụng hiệu quả những mô hình mà các TCPCP trong và ngoài nước mang lại. Cụ thể như chương trình tài chính vi mô đã hỗ trợ đắc lực cho bà con nghèo của tỉnh. Mô hình này tiền thân là của tổ chức phi chính phủ quốc tế ActionAid tại Việt Nam (AAV) hỗ trợ cho tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi tổ chức này rút đi, với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp trong huyện, Trung tâm Phát triển vì người nghèo (PPC) đã ra đời và duy trì việc hỗ trợ bà con nghèo. Với phương thức hoạt động: cung cấp các dịch vụ tài chính quy mô nhỏ cho những người có thu nhập thấp; cho vay tín dụng vi mô và chỉ nhận gửi những khoản tiết kiệm rất nhỏ từ người vay, PPC đã trợ giúp cho hàng nghìn phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện vượt qua các thời điểm khó khăn. Theo thống kê, tính đến tháng 5/2013, với địa bàn hoạt động tại 9 xã tại vùng núi Trà Sơn, PPC đã giúp gần 4.500 hộ gia đình.

Theo chị Hương, tới nay, nhiều hoạt động của các TCPCP đã mang lại sự đổi thay rõ rệt cho từng vùng quê. Như Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD), một tổ chức phi chính phủ địa phương, với tiêu chí tìm kiếm nguồn tài trợ nước ngoài sau đó tiến hành các hoạt động tài trợ cho địa phương, thời gian qua đã có nhiều hoạt động thiết thực. HCCD đã tổ chức chương trình ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn huyện Vũ Quang, hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Vũ Quang làm kinh tế với mô hình nuôi ong: cung cấp con giống, phối hợp với hội nông dân tiến hành mô hình nuôi ong lấy mật. Đến nay, nuôi ong ở Vũ Quang đã phát triển thành một điểm sáng kinh tế để thoát nghèo.

Rõ ràng, tuy quy mô các dự án từ nguồn viện trợ phi chính phủ còn nhỏ và vừa, song việc tập trung tài trợ cho các lĩnh vực như phát triển nông thôn, phát triển cộng đồng, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao dân trí … đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở những vùng khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, giúp cải thiện đời sống kinh tế xã hội cho người dân nơi vùng dự án, góp phần không nhỏ vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

Đồng hành cùng Hà Tĩnh giảm nghèo và phát triển

ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) là một trong những TCPCP đã gắn bó với Hà Tĩnh trong một chặng đường dài, bắt đầu với Chương trình hỗ trợ phát triển Hà Tĩnh giai đoạn 1995 – 2004. Từ năm 2001, chương trình mở rộng tới một số xã vùng Hạ Can, huyện Can Lộc (nay thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) và một số xã của huyện Vũ Quang. Năm 2004 ActionAid hỗ trợ thành lập hai TCPCP địa phương là Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Hà Tĩnh (HCCD) và Trung tâm Phát triển vì người nghèo (PPC). Các chương trình ActionAid tài trợ được hai tổ chức này duy trì và phát triển ở 3 huyện khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh là: Can Lộc, Vũ Quang, Lộc Hà.

Các chương trình của AAV đã giúp cộng đồng người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương trong cộng đồng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tự khẳng định mình, vươn lên thoát nghèo. Điều này đã tạo được sự thay đổi dài hạn trong việc phát triển thành một mô hình tài chính vĩ mô bền vững tại địa phương. Bên cạnh đó, dự án của AAV đã hỗ trợ thực hiện các can thiệp về lĩnh vực phát triển nông nghiệp như xây dựng hệ thống thủy lợi, tập huấn về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, khuyến nông, thú ý… giúp người dân sau khi tiếp cận vốn có thể xây dựng những mô hình sinh kế mới, ngành nghề, dịch vụ phù hợp giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế.

Bước sang giai đoạn mới, các chương trình của AAV tập trung hỗ trợ hình thành và thúc đẩy hoạt động các thể chế cộng đồng tự quản như tổ liên gia, các câu lạc bộ nhóm, nhóm sở thích, ban giảm nhẹ thiên tai thôn… Đây cũng là giai đoạn AAV chuẩn bị nâng cao năng lực cho đối tác nhằm rút khỏi vùng dự án tại Hà Tĩnh. AAV đã ký hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho quá trình hình thành và phát triển hai tổ chức phi chính phủ địa phương là Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD) và Trung tâm Phát triển vì Người nghèo Can Lộc (PPC). Đây được coi là thành công lớn của chương trình hoạt động của AAV tại Hà Tĩnh. Theo đánh giá của địa phương và cộng đồng, các dự án của ActionAid tạo ra thay đổi thực chất cho cuộc sống của người dân địa phương, giúp họ chủ động tìm kiếm cơ hội phát triển. Trong đó, chương trình hỗ trợ cải cách hành chính và phòng chống giảm nhẹ thiên tai là hai chương trình thành công nhất.

Đánh giá về hiệu quả của các dự án của AAV, ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, một trong những huyện được hưởng lợi từ chương trình của AAV từ năm 2002 đến nay cho biết: "Những nỗ lực của AAV trong những năm qua không chỉ đem lại sự thay đổi rõ rệt đối với đời sống của người dân mà còn đóng góp nâng cao năng lực cho cộng đồng và đối tác địa phương về mọi mặt. Chương trình của AAV đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại Vũ Quang từ 51,5% năm 2005 xuống còn 20,85% tính đến cuối năm 2011. Các cán bộ địa phương tham gia quản lý chương trình của ActionAid đều trưởng thành và giữ các trách nhiệm cao hơn".

Tại Hội thảo Tổng kết và Bàn giao Chương trình ActionAid hỗ trợ giảm nghèo và phát triển tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1995 – 2012, diễn ra tháng 8 vừa qua, ông Lê Văn Định, Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD), đơn vị trực tiếp quản lý Chương trình tại địa bàn cho biết: "AAV đã tài trợ và giúp đỡ về kỹ thuật để chúng tôi tự chủ động quản lý, thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh một cách bền vững. Chúng tôi, xuất phát là những người hưởng lợi từ Chương trình của ActionAid, giờ đây đã hoàn toàn tự tin nhận chuyển giao Chương trình từ AAV. Chúng tôi sẽ tiếp tục các công việc mà ActionAid đã làm để quê hương chúng tôi ngày càng phát triển".

Tiếp tục vận động, thu hút viện trợ PCPNN

Đánh giá về ý nghĩa cũng như kết quả của viện trợ PCPNN trong những năm qua, ông Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Tuy giá trị viện trợ của các TCPCP không lớn song đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở những vùng khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, giúp cải thiện đời sống kinh tế xã hội cho người dân nơi vùng dự án, góp phần không nhỏ vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Đặc biệt, các nguồn viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận mà tất cả nhằm hướng đến việc hỗ trợ, nâng cao đời sống cho những đối tượng khó khăn, những đối tượng được xem là thiệt thòi trong xã hội.


Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Thiện, nếu như những năm trước đây, các nguồn vốn viện trợ của các TCPCP trong và ngoài nước chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ nâng cao đời sống cho nhân dân ở các vùng khó khăn thì những năm gần đây đã có những hướng đi mới đó là việc phát triển thêm một số chương trình, dự án hướng đến việc nâng cao nhận thức và chăm sóc bảo vệ người dân.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, xã hội và đạt được một số kết quả nhất định: kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được bổ sung tăng cường…Tuy nhiên, về cơ bản, Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng còn thấp kém; kinh tế tuy tăng trưởng khá nhưng chất lượng tăng trưởng còn hạn chế, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh chưa cao. Vì vậy, việc kêu gọi, thu hút các nguồn lực, đặc biệt là xây dựng chương trình vận động thu hút viện trợ của các TCPCP nước ngoài mang tính dài hạn vào địa bàn tỉnh là một nhu cầu cấp bách và hết sức cần thiết, nhằm giúp tỉnh khắc phục những khó khăn, hạn chế, góp phần từng bước xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công và thực tế Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp thì hoạt động của các TCPCP đã có những sự thay đổi và có thể Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Hà Tĩnh nói riêng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc vận động nguồn viện trợ phi chính phủ. Tuy nhiên, để tiếp tục chủ động tranh thủ, quản lý tốt hoạt động và nâng cao hiệu quả viện trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng Chương trình vận động viện trợ phi chính phủ giai đoạn 2013 – 2017, ưu tiên tập trung kêu gọi viện trợ cho các nhóm lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp…


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Công khai minh bạch thông tin
      Thông báo
      Gửi nhận văn bản
      Bản đồ huyện Thạch Hà
      Tình hình giải quyết hồ sơ
       Liên kết website
      Thống kê: 2.844.781
      Online: 26
      ipv6 ready