Kể từ ngày 01/01/2019, nhiều văn bản pháp luật mới quan trọng sẽ có hiệu lực thi hành. Nổi bật trong đó có các văn bản sau

1. Chính sách ưu đãi về vốn tín dụng với người cao tuổi từ 2019

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 96/2018/TT-BTC về chúc thọ, mừng thọ; ưu đãi tín dụng và biểu dương, khen thưởng cho người cao tuổi. 

Theo đó, người cao tuổi trực tiếp sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giảm nghèo sẽ được hưởng ưu đãi về vốn tín dụng như sau:

- Trường hợp là người nghèo hoặc các đối tượng chính sách khác theo quy định của địa phương: nguồn vốn cho vay ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo quy định tại Thông tư 11/2017/TT-BTC ngày 08/2/2017.

Mức, thời hạn, lãi suất cho vay; quy trình, thủ tục cho vay, đảm bảo tiền vay (nếu có) thực hiện theo quy chế của UBND cấp tỉnh về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH;

- Trường hợp thuộc đối tượng cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm: nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm theo kế hoạch hàng năm của địa phương.

Nguyên tắc, mức, thời hạn, lãi suất vay, điều kiện đảm bảo tiền vay; quy trình, thủ tục vay vốn thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015.

2. Lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển là 22,5 triệu đồng/giấy phép

Nội dung này được quy định tại Thông tư 105/2018/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Giấy phép nhận chìm ở biển.

Theo đó, từ ngày 01/01/2019 mức thu lệ phí cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển đối với tổ chức, cá nhân được quy định như sau: 

- Cấp giấy phép: 22.500.000 đồng/giấy phép;

- Cấp lại giấy phép: 7.000.000 đồng/giấy phép;

- Gia hạn giấy phép: 17.500.000 đồng/giấy phép;

- Sửa đổi, bổ sung giấy phép: 12.500.000 đồng/giấy phép.

Người nộp lệ phí thực hiện nộp trực tiếp cho tổ chức thu lệ phí hoặc nộp vào tài khoản của tổ chức thu lệ phí mở tại Kho bạc nhà nước khi được cấp giấy phép nhận chìm ở biển. 

3. Trẻ sốt trên 39 độ sau tiêm chủng phải đưa ngay đến bệnh viện

Đây là hướng dẫn tại Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủng.

Theo đó, đối tượng tiêm chủng phải được theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm chủng, đồng thời hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng: 

- Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường;

- Đưa ngay đối tượng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các biểu hiện như:

+ Sốt cao (≥39 độ), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác;

+ Khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.

Ngoài ra, Thông tư 34 cũng nêu, mỗi buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm chủng chỉ được tiêm không quá 50 người, trường hợp tại một điểm chỉ tiêm một loại vắc xin thì số lượng không quá 100 người/buổi. 

4. Doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động

Nội dung đáng chú ý này được quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động (PLLĐ) của doanh nghiệp.

Theo đó, ít nhất một lần trong năm, NSDLĐ phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành PLLĐ tại cơ sở của mình nhằm đánh giá mức độ tuân thủ và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ. 

Nội dung tự kiểm tra bao gồm các việc đơn cử sau: 

- Thực hiện báo cáo định kỳ;

- Tuyển dụng và đào tạo lao động;

- Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động;

- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và trả lương cho người lao động;

- Nội dung khác mà NSDLĐ thấy cần thiết.

Thời gian tự kiểm tra cụ thể do NSDLĐ quyết định và thời kỳ tự kiểm tra là từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra. 

5. Điều kiện người bệnh được cấp, phát thuốc miễn phí

Thông tư 31/2018/TT-BYT quy định người bệnh có và không có thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ thuốc miễn phí một phần hoặc toàn bộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Thuộc đối tượng áp dụng của chương trình hỗ trợ thuốc; 

- Được chẩn đoán xác định bệnh phù hợp với phạm vi chỉ định của chương trình hỗ trợ thuốc; 

- Phải được cung cấp thông tin, tư vấn đầy đủ;

- Đồng ý, tự nguyện tham gia chương trình hỗ trợ thuốc theo mẫu lại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Cơ sở SX-KD thủy sản không thuộc diện cấp GCN đủ điều kiện ATTP

Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định các cơ sở SX – KD nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, trừ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.

Các cơ sở nêu trên chỉ cần ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư với thời hạn 3 năm/lần.

7. Thay đổi trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP

Theo Thông tư 43/2018/TT-BCT, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện an toàn thực phẩm  có một số thay đổi sau:

- Không còn yêu cầu GCN đăng ký kinh doanh/GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với:

+ Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu;

+ Hồ sơ cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi GCN hết hiệu lực;

- Không còn yêu cầu Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi đối với hồ sơ đề nghị cấp lại do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.

Thay vào đó, cơ sở phải nộp thêm:

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở. 

8. Thứ tự ưu tiên cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 28/2018/TT-BYT về quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tại cơ sở y tế.

Theo đó, thuốc kháng HIV do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều 39 Luật phòng, chống HIV/AIDS;

- Người nhiễm HIV trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;

- Những người khác nhiễm HIV.

Trong đó, các đối tượng dưới đây được ngân sách nhà nước bảo đảm, cấp miễn phí thuốc kháng HIV:

- Người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế;

- Phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phụ nữ mang thai có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;

- Trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

9. Tiếp tục giới hạn hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may

Thông tư 21/2017/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt đã được điều chỉnh hiệu lực thành từ ngày 01/01/2019.

Đồng thời, ngày 15/08/2018, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BCT sửa đổi Phụ lục I “Danh mục sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của Quy chuẩn” kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN:01/2017/BCT tại Thông tư 21.

Theo đó, các sản phẩm có mã hàng 9619: “Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampons), khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu” không còn là sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của quy chuẩn nữa.

Mức giới hạn hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không có sự thay đổi.

10. Một số chính sách liên quan đến xuất, nhập khẩu

Ngày 15/11/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 44/2018/TT-BCTquy định về tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia; theo đó:

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa XNK ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017.

Ngày 14/11/2018, Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam được ban hành.

Theo đó, khung giá các dịch vụ kể trên có sự điều chỉnh giảm so với khung giá được quy định hiện nay tại Quyết định 3863/QĐ-BGTVT và Quyết định 3946/QĐ-BGTVT năm 2016.

11. Thống nhất quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 45/2018/TT-BCT quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định về phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện.

Theo đó, việc quản lý hoạt động bán buôn điện cạnh tranh được thống nhất quy định tại cùng một văn bản và trên cơ sở bãi bỏ 03 văn bản sau đây: 

- Thông tư 27/2009/TT-BCT ngày 25/9/2009 quy định đo đếm điện năng trong thị trường phát điện cạnh tranh.

- Thông tư 18/2012/TT-BCT ngày 29/6/2012 quy định giám sát thị trường phát điện cạnh tranh.

- Thông tư 28/2018/TT-BCT ngày 27/9/2018 quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.

12. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn chai khí dầu mỏ hóa lỏng mini

Ngày 20/12/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 29/2017/TT-BCTvề Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai khí dầu mỏ hóa lỏng mini; theo đó:

Thời hạn sử dụng của các chai khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) mini được quy định như sau: 

- Đối với chai LPG mini nạp một lần: nạp một lần duy nhất.

- Đối với chai LPG mini nạp lại: Thân chai là 10 năm và van chai là 2 năm./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Công khai minh bạch thông tin
Thông báo
Gửi nhận văn bản
Bản đồ huyện Thạch Hà
Tình hình giải quyết hồ sơ
 Liên kết website
Thống kê: 2.553.268
Online: 32
ipv6 ready